Ngày 10/7/2023, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định 113-QĐ/TW về thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở cho Đảng ủy cơ sở mà cấp trên trực tiếp không phải tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương. Điều kiện thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở cho đảng ủy cơ sở Đảng bộ cơ sở khi có đủ các điều kiện sau đây thì đảng ủy được xem xét thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở: - Có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. - Có nhiều đơn vị thành viên là tổ chức cơ sở trong cùng một cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước; hoạt động phạm vi rộng (nhiều tỉnh, thành phố). - Có số lượng từ 400 đảng viên trở lên. - Là đảng bộ có 3 năm liền hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Việc thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở cho đảng ủy cơ sở do đảng uỷ cấp trên trực tiếp đề nghị, tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương quyết định sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Ban Tổ chức Trung ương. Nguyên tắc thực hiện thí điểm giao quyền cấ Xem thêm
Ngày 06/7/2023, Ban Chấp hành trung ương Đảng ban hành Quy định 110-QĐ/TW về luân chuyển cán bộ trong ngành Kiểm tra Đảng. Quy trình luân chuyển cán bộ trong ngành Kiểm tra Đảng Theo đó, quy trình luân chuyển cán bộ trong ngành Kiểm tra Đảng thực hiện như sau: Bước 1: Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành kế hoạch luân chuyển cán bộ trong ngành Kiểm tra Đảng theo nhiệm kỳ, hằng năm. Bước 2: Căn cứ nhu cầu luân chuyển cán bộ, cấp ủy trực thuộc Trung ương rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ trong ngành Kiểm tra Đảng của địa phương, cơ quan, đơn vị để xây dựng kế hoạch luân chuyển trình Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, cho chủ trương. Bước 3: Ủy ban Kiểm tra Trung ương tổng hợp đề xuất của các địa phương, đơn vị và tiến hành rà soát tiêu chuẩn, tiêu chí và dự kiến địa bàn, chức danh, nhân sự luân chuyển. Bước 4: Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì trao đổi với cấp ủy địa phương, đơn vị để dự kiến danh sách nhân sự, chức danh luân chuyển. Bước 5: Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cấp có thẩm quyền Xem thêm
Ngày 30/7/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 117/NQ-CP về Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025. Lộ trình thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 Theo đó, Chính phủ ban hành lộ trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã từ 2023-2025, đơn cử năm 2023, năm 2024 như sau: Năm 2023: - Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã đáp ứng yêu cầu thực tiễn, khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 và tạo thuận lợi cho việc thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025. - Các địa phương tiến hành việc xây dựng Phương án tổng thể, Đề án sắp xếp: + ĐVHC cấp huyện, cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% tiêu chuẩn quy định; + ĐVHC cấp huyện đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% tiêu chuẩn quy định; Xem thêm
Ngày 12/7/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2030 Nghị quyết nêu rõ, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã bao gồm các trường hợp thành lập, nhập, giải thể, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (gọi là cấp huyện), xã, phường, thị trấn (gọi là cấp xã). Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025 gồm: - Đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng; - Đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng; - Đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô d Xem thêm
Ngày 11/7/2023, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định 114-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ, trong đó có nêu 08 hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong công tác cán bộ. Hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn Theo đó, Quy định 114-QĐ/TW nêu rõ 08 hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, bao gồm: (1) Dùng uy tín, ảnh hưởng của bản thân và người có quan hệ gia đình gợi ý, tác động, gây áp lực để người khác quyết định, chỉ đạo, tham mưu, đề xuất, nhận xét, đánh giá, biểu quyết, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu giới thiệu nhân sự, bỏ phiếu bầu theo ý mình. (2) Để người có quan hệ gia đình, người có mối quan hệ thân quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của bản thân tác động, thao túng, can thiệp vào các khâu trong công tác cán bộ. (3) Lồng ghép ý đồ cá nhân khi thực hiện các khâu trong công tác cán bộ vì động cơ, mục đích vụ lợi hoặc có lợi cho nhân sự trong quá trình thực hiện công tác cán bộ. (4) Chỉ đạo, tham mưu c Xem thêm
Quốc hội thông qua Luật Giao dịch điện tử 2023 vào ngày 22/6/2023, trong đó bổ sung thêm quy định về việc chuyển đổi hình thức giữa văn bản giấy và thông điệp dữ liệu. Điều kiện chuyển đổi văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu từ 01/7/2024 Theo đó, thông điệp dữ liệu được chuyển đổi từ văn bản giấy phải đáp ứng đủ những yêu cầu sau: - Thông tin trong thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn như văn bản giấy. - Thông tin trong thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu. - Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu và thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi. Trường hợp văn bản giấy là giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ, văn bản xác nhận, văn bản chấp thuận khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phát hành thì việc chuyển đổi phải đáp ứng những yêu cầu nêu trên và phải có chữ ký số của cơ quan, tổ chức thực hiện chuyển đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Văn bản giấy được chuyển đổi từ thông Xem thêm
Ngày 17/7/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 48/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Bổ sung nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức Theo đó, bổ sung nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức tại Điều 2 Nghị định 90/2020/NĐ-CP như sau: - Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật đảng hoặc kỷ luật hành chính thì đánh giá, xếp loại chất lượng như sau: (1) Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật đảng hoặc kỷ luật hành chính trong năm đánh giá thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ, trừ trường hợp quy định tại khoản (2). (2) Trường hợp hành vi vi phạm chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền nhưng đã được dùng làm căn cứ để đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong năm đánh giá thì quyết định xử lý kỷ luật ban hành sau năm đánh giá đối với hành vi vi phạm đó (nếu có) không được tính để đánh giá, xếp Xem thêm
Nội dung đề cập tại Quyết định 507/QĐ-BNV ngày 13/7/2023 công bố thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ. 14 thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước Theo đó, Bộ Nội vụ công bố 14 thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ, bao gồm: 1. Thủ tục xét tặng Kỷ niệm “Vì sự nghiệp ngành Tổ chức Nhà nước”. 2. Thủ tục xét tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp thi đua khen thưởng”. 3. Thủ tục xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp quản lý nhà nước về Tín ngưỡng Tôn giáo”. 4. Thủ tục xét tặng Kỷ niệm “Vì sự nghiệp Văn thư - Lưu trữ”. 5. Thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính. 6. Thủ tục thẩm tra tài liệu hết giá trị của các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử. 7. Thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. 8. Thủ tục từ chức, xin thôi giữ chức vụ quản lý, Xem thêm
Ngày 23/6/2023, Quốc hội thông qua Nghị quyết 96/2023/QH15 về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Theo đó, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây: - Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; - Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; - Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước. Xem thêm Nghị quyết 96/2023/QH15 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023, thay thế Nghị quyết 85/2014/QH13. Xem thêm
Ngày 31/7/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn 692/TTg-PL gửi các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết của Quốc hội. Thủ tướng yêu cầu ban hành 12 Nghị định hướng dẫn Luật Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ban hành 12 Nghị định hướng dẫn Luật đã có hiệu lực sau đây: - Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình. - Nghị định quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành. - Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở. - Nghị định về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư. - Nghị định về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư. - Nghị định quy định chi tiết về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng. - Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi h Xem thêm
Trang 33/84Đầu tiên   Trước   28  29  30  31  32  [33]  34  35  36  37  Tiếp   Cuối   
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 007480878
  •  Đang online: 128
  •  Trong tuần: 9.288
  •  Trong tháng: 179.216
  •  Trong năm: 2.604.449