Ngày 02/8/2022, Thủ tướng ban hành Quyết định 923/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Theo đó, một số mục tiêu cụ thể của Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 như sau: - Tiếp tục hoàn thành cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. - Đề xuất được các giải pháp khoa học, công nghệ phục vụ cho nền nông nghiệp có trách nhiệm theo hướng kinh tế xanh, nông nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ cao. Giải pháp tổng hợp bảo tồn và phát phát huy giá trị văn hóa, môi trường, cảnh quan nông thôn. Giải pháp quản trị kết nối cộng đồng cư dân gắn với cải thiện dịch vụ công và cải cách hành chính nông thôn. - Xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện đặc thù, phát huy thế mạnh của từng địa phương, vùng, miền trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ. Xem t Xem thêm
Ngày 05/8/2022, Bộ GD&ĐT ban hành Quyết định 2159/QĐ-BGDĐT về khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Theo đó, khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 như sau: - Tổ chức khai giảng vào ngày 05/9/2022. - Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. - Kết thúc học kỳ I trước ngày 15/01/2023, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25/5/2023 và kết thúc năm học trước ngày 31/5/2023. - Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30/6/2023. - Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31/7/2023. - Thi tốt nghiệp trung học phổ thông và các kỳ thi cấp quốc gia theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Quyết định 2159/QĐ-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 05/8/2022. Xem thêm
Chiều 5/8, tại TP Đà Lạt, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức toạ đàm nâng cao chất lượng báo chí địa phương trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Xem thêm
Ngày 03/8/2022, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT sửa đổi Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT). Theo đó, điều chỉnh hoạt động giáo dục bắt buộc và các môn lựa chọn trong chương trình GDPT như sau: - Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục địa phương. (So với trước đây, bổ sung môn lịch sử thành môn học bắt buộc). - Các môn lựa chọn: Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật (các môn tự chọn đã không còn chia thành ba nhóm như trước đây). Ngoài ra, môn Lịch sử sẽ có thời lượng 52 tiết mỗi năm lớp 10, 11, 12 (trước đây, thời lượng là 70 tiết). Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 03/8/2022. Xem thêm
Ngày 02/8/2022, Thủ tướng ban hành Quyết định 925/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025. Trong đó, nhiệm vụ cấp nước sạch nông thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 được quy định như sau: - Rà soát, điều chỉnh và cập nhật nội dung cấp nước sạch nông thôn vào quy hoạch nông thôn, đảm bảo cấp nước sinh hoạt nông thôn bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, suy thoái nguồn nước. - Hỗ trợ đầu tư một số mô hình cấp nước sạch tại các vùng đặc thù, vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước (vùng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng, vùng sâu, vùng xa, miền núi, bãi ngang ven biển, biên giới, hải đảo). - Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước sạch tập trung đã có (trong đó tập trung nâng cấp công nghệ xử lý chất lượng nước, nâng công suất, mở rộng mạng lưới cấp nước, ổn định nguồn nước khai thác trong điều kiện ảnh Xem thêm
Đây là nội dung tại Nghị định 50/2022/NĐ-CP về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL). Theo đó, viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nếu có đủ các điều kiện sau: - Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu; - Có đủ sức khỏe; - Không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền và có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác. Bên cạnh đó, trình tự, thủ tục xem xét, kéo dài thời gian công tác quy định như sau: - Hàng năm, ĐVSNCL căn cứ định hướng phát triển, tình hình nhân lực của tổ chức và yêu cầu của vị trí việc làm, thông báo chủ trương, nhu cầu kéo dài thời gian công tác; - Viên chức đáp ứng các điều kiện, có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác, gửi cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý quyết định kéo dài trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 06 tháng; - Cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý xem xét, đánh giá các điều kiện của viên chức và chủ trương, nhu cầu của ĐV Xem thêm
Đây là nội dụng tại Công văn 3538/BNV-TCBC ngày 28/7/2022 về việc tính hưởng chế độ, chính sách tinh giản biên chế do Bộ Nội vụ ban hành. Theo đó, tiền lương tháng để tính chế độ tinh giảm biên chế thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 12 Nghị định 108/2014/NĐ-CP. Riêng về cách tính tiền lương tháng để tính chế độ tinh giản biên chế được thực hiện: - Đối với đối tượng tinh giản biên chế quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 6 Điều 2 Nghị định 108/2014/NĐ-CP: Tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh; phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề và mức chênh lệch bảo lưu lương thực hiện theo Thông tư 04/2014/TT-BNV ngày 25/5/2014. - Đối với đối tượng tinh giản biên chế quy định tại khoản 4, khoản 2 Điều 2 Nghị định 108/2014/NĐ-CP: + Trước ngày 01/5/2013: Hệ số mức lương được tính theo bảng lương của thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, bảng lương của TGĐ, GĐ, Phó TGĐ, Phó GĐ Kế toán trưởng ban hành kèm theo Nghị định 205 Xem thêm
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định 1418/QĐ-BTTTT ngày 22/7/2022 về Tiêu chí nhận diện "báo hóa" tạp chí, "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội và biểu hiện "tư nhân hóa" báo chí. Trong đó, hướng dẫn cách nhận diện “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp về hình thức, nội dung như sau: - Về hình thức: Trình bày thể hiện gây nhầm lẫn là cơ quan báo chí. + Tên miền sử dụng từ ngữ gây nhầm lẫn là cơ quan báo chí như: Báo, Tạp chí, Tin, Tin tức, News, Times, Online, Daily… + Cách trình bày giao diện trang thông tin điện tử tổng hợp không ghi rõ là trang thông tin điện tử, mạng xã hội, chỉ ghi là cơ quan, tiếng nói, diễn đàn… + Giao diện trang thông tin điện tử tổng hợp trình bày, thể hiện gần giống như nhận diện của sản phẩm báo chí (màu sắc, vị trí tên gọi...). + Bố trí giao diện trang chủ của mạng xã hội thành các chuyên mục: Chính trị, xã hội, đời sống, văn hóa, giải trí... và đăng tải, tổng hợp các bài báo, hiển thị nội dung bài viế Xem thêm
Ngày 29/7, tại tỉnh Bôlykhămxay, ông Trần Đình Văn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn công tác của tỉnh Lâm Đồng đã đến chào xã giao Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Bôlykhămxay, nhân chuyến thăm và công tác tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Xem thêm
Sáng 28/7, tại Hội trường Tỉnh ủy, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy đã tổ chức Hội thảo (lần 2) “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng (giai đoạn 2005 - 2020)”. Xem thêm
Trang 62/85Đầu tiên   Trước   57  58  59  60  61  [62]  63  64  65  66  Tiếp   Cuối   
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 007620468
  •  Đang online: 487
  •  Trong tuần: 19.229
  •  Trong tháng: 142.340
  •  Trong năm: 142.339