Ngày 27/02/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 26/NQ-CP về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, đối với nhiệm vụ hoàn thiện thể chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Chính phủ đã giao các Bộ rà soát, sửa đổi, bổ sung 14 Luật và các nghị định hướng dẫn liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn để trình Quốc hội, Chính phủ. Cụ thể là: - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế được giao chủ trì việc rà soát, sửa đổi, bổ sung 10 Luật bao gồm: Luật Trồng trọt; Luật Chăn nuôi; Luật Lâm nghiệp; Luật Thủy sản; Luật Thú y; Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Luật Thủy lợi; Luật Đê điều; Luật Phòng chống thiên tai; Luật An toàn thực phẩm (Thời gian trình: năm 2023 – năm 2026). - Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì việc sửa đổi Luật Đất đai và các nghị định hướng dẫn thi hành (Thời gian tr Xem thêm
Ngày 23/02/2023, Thủ tướng ban hành Quyết định 4/2023/QĐ-TTg về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ sử dụng vốn đầu tư công để thực hiện một số nội dung thuộc Dự án 1 và Tiểu dự án 1, Dự án 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Theo đó, mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương được quy định như sau: - Hỗ trợ tối đa 40 triệu đồng/hộ để tạo mặt bằng, làm hạ tầng kỹ thuật đất ở hoặc để người dân tự ổn định chỗ ở theo hình thức xen ghép. - Hỗ trợ tối đa 40 triệu đồng/hộ để xây dựng 01 căn nhà theo phong tục tập quán của địa phương, bảo đảm 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng). - Hỗ trợ tối đa 22,5 triệu đồng/hộ để thực hiện dự án khai hoang, phục hóa, cải tạo đất để giao đất có khả năng sản xuất. - Hỗ trợ bình quân 3.000 triệu đồng/công trình để đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung. - Hỗ trợ bình quân 1.600 triệu đồng/km để đầu tư cứng hoá đường đến trung tâm Xem thêm
Thủ tướng có Công điện 71/CĐ-TTg ngày 23/02/2023 về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các địa phương, Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chỉ đạo: - Các Bộ, cơ quan Trung ương theo thẩm quyền, chức năng và nhiệm vụ được giao thực hiện các nhiệm vụ sau: + Khẩn trương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý các khó khăn, vướng mắc của các địa phương; + Có văn bản trả lời, hướng dẫn, diễn giải cụ thể và đồng gửi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để các địa phương tham khảo, triển khai thực hiện bảo đảm thời hạn được giao; + Kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền những nội dung vượt thẩm quyền. - Các Bộ, cơ quan Trung ương là chủ dự án thành phần của các chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện các nhiệm vụ sau: Tích Xem thêm
Đây là nội dung tại Công văn 639/BNV-VP ngày 21/02/2023 về triển khai Quyết định 893/QĐ-TTg ngày 25/6/2020 phê duyệt Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức và Quyết định 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022. Theo đó, Bộ Nội vụ đề nghị các Bộ, ngành và địa phương (BNĐP) tổ chức cập nhập dữ liệu, xác thực thông tin về cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) thuộc phạm vi quản lý của mình và kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về CBCCVC, cụ thể như sau: - Đối với BNĐP đã có phần mềm hoặc CSDLQG về CBCCVC: + Có trách nhiệm kết nối, chia sẻ dữ liệu những trường thông tin hiện có trong phần mềm quản lý CBCCVC với CSDLQG do Bộ Nội vụ quản lý thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) hoặc kết xuất dữ liệu để cập nhật vào CSDLQG, hoàn thành trước ngày 10/3/2023. + Tổ chức nâng cấp phần mềm quản lý CBCCVC đáp ứng đủ 109 trường thông tin, cập nhật dữ liệu đảm bảo “Đúng - Đủ - Sạch - Sống”, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDLQG Xem thêm
Quốc hội thông qua Nghị quyết 81/2023/QH15 ngày 09/01/2023 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cụ thể, định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia thành 06 vùng kinh tế - xã hội như sau: - Vùng trung du và miền núi phía Bắc, gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên và Hoà Bình. - Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh. - Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, gồm 14 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận. - Vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. - Vùng Đông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Xem thêm
Đây là nội dung tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, điều kiện ký kết hợp đồng thực hiện một số loại công việc trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như sau: - Đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập: Phải có nhu cầu ký kết hợp đồng thực hiện các công việc quy định tại Điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật; - Đối với tổ chức cung cấp dịch vụ: Phải đáp ứng đầy đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, bảo đảm chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động và quy định của pháp luật khác có liên quan; (Bổ sung điều kiện với đối tượng là tổ chức cung cấp dịch vụ so với quy định hiện hành.) - Đối với cá nhân: Phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 đối với trường hợp cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm công việc hỗ trợ, Xem thêm
Ngày 15/02/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 05/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 56/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập. Theo đó, áp dụng mức phụ cấp 100% từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2023 đối với các viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở sau: - Viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng (bao gồm cả kiểm dịch y tế biên giới); - Làm chuyên môn y tế tại: + Trạm y tế xã, phường, thị trấn; + Phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh; + Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; + Bệnh viện tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Kể từ ngày 01/01/2024, mức phụ cấp ưu đãi nghề với cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở thực hiện theo quy định khoản 1 đến khoản 6 Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP, Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có). Nghị định 05/2023/NĐ-CP có hi Xem thêm
Đây là nội dung được nêu tại Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 30/1/2023 do Bộ Chính trị ban hành về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới. Theo đó, mục tiêu đưa ra đến năm 2030: - Nền công nghệ sinh học nước ta là một trong 10 quốc gia hàng đầu Châu Á về sản xuất và dịch vụ thông minh công nghệ sinh học; - Xây dựng nền công nghệ sinh học có nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở vật chất, tài chính đủ mạnh đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học. - Doanh nghiệp công nghiệp sinh học tăng 50% về quy mô đầu tư và quy mô tăng trưởng, thay thế ít nhất 50% sản phẩm công nghệ sinh học nhập khẩu; đóng góp 7% vào GDP. Bên cạnh đó, đặt tầm nhìn đến năm 2045: - Trở thành quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới, trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh; khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo về công nghệ sinh học thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Châu Á. - Công nghiệp sinh học đóng góp 10 - 15% vào GDP. Nội dung c Xem thêm
Ngày 07/02/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 13/NQ-CP thông qua hồ sơ xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân. Trong đó, Chính phủ đồng ý quy định dữ liệu cá nhân được xử lý không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trong trường hợp sau: - Để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chủ thể dữ liệu hoặc người khác trong tình huống khẩn cấp. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba có trách nhiệm chứng minh trường hợp này; - Việc công khai dữ liệu cá nhân theo quy định của luật; - Việc xử lý dữ liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; khi có nguy cơ đe dọa an ninh, quốc phòng nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; phòng, chống bạo loạn, khủng bố, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của luật; - Để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của chủ thể dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá Xem thêm
Ngày 02/02/2023, Bộ Chính trị ban hành Quy định 96/QĐ-TW về về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo trong hệ thống chính trị. Theo đó, phạm vi, đối tượng lấy phiếu tín nhiệm như sau: - Cán bộ giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp có đơn vị trực thuộc. - Cán bộ đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bổ nhiệm, bầu cử trong năm lấy phiếu thì không thực hiện lấy phiếu tín nhiệm (quy định mới). Thành phần ghi phiếu tín nhiệm được quy định cụ thể đối với từng chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị (Phụ lục 1). Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt. Quy định 96/QĐ-TW ban hành ngày 02/02/2023, thay thế Quy định 262/QĐ-TW ngày 08/10/2014. Xem thêm
Trang 32/52Đầu tiên   Trước   27  28  29  30  31  [32]  33  34  35  36  Tiếp   Cuối   
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 007237433
  •  Đang online: 195
  •  Trong tuần: 41.011
  •  Trong tháng: 177.407
  •  Trong năm: 2.361.004