Thông tư 8/2022/TT-BNV sửa đổi Thông tư 14/2019/TT-BNV quy định tặng Kỷ niệm chương (KNC) về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ có hiệu lực từ ngày 01/12/2022. Theo đó, bổ sung 02 đối tượng được xét tặng KNC là: - Công dân có công lao đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển chung của Bộ Nội vụ hoặc một trong các ngành, lĩnh vực: Tổ chức nhà nước; Thi đua, khen thưởng; Tín ngưỡng, Tôn giáo; Văn thư, Lưu trữ; - Các trường hợp khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Ngoài ra, Thông tư 08 cũng quy định số lượng hồ sơ đề nghị xét tặng KNC gửi về Bộ Nội vụ như sau: - Hồ sơ đề nghị xét tặng KNC "Vì sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước": 01 bộ; - Hồ sơ đề nghị xét tặng KNC "Vì sự nghiệp Thi đua, Khen thưởng", "Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo", "Vì sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ": 02 bộ. Đồng thời gửi kèm hồ sơ điện tử (ở định dạng “.doc” hoặc “.docx” đối với Tờ trình, danh sách; ở định dạng “.pdf” đối với báo cáo thành tích và các hồ sơ khác có liên Xem thêm
Ủy ban Kiêm tra Trung ương có Hướng dẫn 03-HD/UBKTTW ngày 03/11/2022 về thực hiện một số điều của Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập. Theo đó, hướng dẫn việc ứng dụng CNTT trong phối hợp kiểm soát tài sản, thu nhập cán bộ như sau: Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương có trách nhiệm tham mưu xây dựng Phần mềm quản lý, khai thác bản kê khai tài sản, thu nhập phục vụ cho nhiệm vụ kiểm soát tài sản, thu nhập để thực hiện thống nhất trong Ngành kiểm tra Đảng. Trong thời gian chưa có Phần mềm đưa vào sử dụng, đơn vị thực hiện việc tiếp nhận, quản lý và xử lý thông tin kê khai tài sản, thu nhập và lưu trữ theo quy định. Ngoài ra, hướng dẫn về thông tin, báo cáo về kiểm soát tài sản, thu nhập như sau: Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập tổng hợp kết quả kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập hằng năm, báo cáo ban thường vụ cấp ủy cùng cấp và Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập cấp trên theo quy định về chế độ báo cáo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Cơ qua Xem thêm
Đây là nội dung nổi bật được đề cập tại Chỉ thị 19-CT/TW ngày 18/11/2022 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Quý Mão năm 2023. Theo đó, để chuẩn bị tốt nhất cho việc đón mừng năm mới 2023 và vui xuân, đón Tết Nguyên đán Quý Mão lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, Ban Bí thư yêu cầu: - Nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; - Không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; - Không tổ chức đoàn của Trung ương thăm, chúc Tết cấp uỷ, chính quyền các tỉnh, thành phố; - Không tham gia các hoạt động mê tín dị đoan; - Không sử dụng ngân sách Nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định. - Chú trọng công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, an toàn không gian mạng. - Kiểm tra, giám sát chặt chẽ, bảo đảm tốt công tác an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch COVID-19, cúm, sốt xuất huyết, đậu mùa khỉ… Xem chi tiết nội dung tại Chỉ thị 19-CT/TW ngày 18/11/2022. Xem thêm
Ngày 15/11/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết 152/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, phấn đấu đạt một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2030 của vùng Tây Nguyên như sau: - Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2030 khoảng 7-7,5%. Đến 2030, GRDP bình quân đầu người 130 triệu đồng (khoảng 5.000 USD). - Về cơ cấu GRDP: + Tỉ trọng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản 29,5% GRDP. + Khu vực công nghiệp-xây dựng 26,9%; + Khu vực dịch vụ 38%; + Thuế sản phẩm trừ trợ cấp 5,6%; Trong đó, tỉ trọng kinh tế số 25-30% GRDP. - Giai đoạn 2021-2030: Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 6,5%; Đóng góp năng suất nhân tố tổng hợp vài tăng trưởng GRDP khoảng 39%. Đến 2030: Tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ 25-30%. - Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1,0-1,5%/năm. Hộ nghèo trong đồng bào Xem thêm
Ngày 10/11/2022, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định 876/QĐ-BNV phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giai đoạn 2022 – 2030”. Theo đó, Bộ tiêu chí xác định Chỉ số CCHC cấp bộ được cấu trúc thành 7 lĩnh vực đánh giá, 38 tiêu chí và 97 tiêu chí thành phần, cụ thể: + Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính: 7 tiêu chí và 6 tiêu chí thành phần; + Cải cách thể chế: 9 tiêu chí và 15 tiêu chí thành phần; + Cải cách thủ tục hành chính: 6 tiêu chí và 19 tiêu chí thành phần; + Cải cách tổ chức bộ máy hành chính: 4 tiêu chí và 14 tiêu chí thành phần; +Cải cách chế độ công vụ: 6 tiêu chí và 16 tiêu chí thành phần; + Cải cách tài chính công: 3 tiêu chí và 13 tiêu chí thành phần; + Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số: 3 tiêu chí và 14 tiêu chí thành phần. (Trước đây, theo Quyết định 1149/QĐ-BNV, Bộ tiêu chí xác định Chỉ số CCHC cấp bộ được cấu trúc thành 7 lĩnh vực đánh giá, 40 tiêu chí và 99 tiêu chí thành ph Xem thêm
Đây là nội dung được đề cập tại Công văn 5670/BNV-TCBC ngày 11/11/2022 do Bộ Nội vụ ban hành về việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế. Theo đó, một số Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện tinh giản biên chế chưa đúng đối tượng nên phải thực hiện báo cáo, giải trình và đề nghị không thực hiện tinh giản biên chế đối với các trường hợp đó. Bộ Nội vụ cũng liệt kê các trường hợp cụ thể điển hình chưa thực hiện đúng quy định về tinh giản biên chế như: - Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ mà vẫn bố trí vào làm công chức, viên chức hoặc cán bộ cấp xã; - Công chức, viên chức có 2 năm liên tiếp bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ nhưng vẫn đề nghị giải quyết tinh giản biên chế; - Công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ đề nghị giải quyết tinh giản biên chế nhưng vẫn được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định; - Chưa đủ thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để tinh giản biên chế ở tuổi nghỉ hưu thấp hơn tuổi nghỉ h Xem thêm
Nội dung đề cập tại Thông tư 60/2022/TT-BTC danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ không được thành lập, điều hành doanh nghiệp, có hiệu lực từ ngày 17/11/2022. Cụ thể, các lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, điều hành doanh nghiệp thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ bao gồm: - Quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán. - Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. - Quản lý nhà nước về bảo hiểm. - Quản lý nhà nước về hải quan. - Quản lý nhà nước về giá. - Quản lý nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước. - Quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp. - Quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia. - Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nguồn viện trợ quốc tế cho Việt Nam và nguồn cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài. - Quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước. Xem thêm
Bãi bỏ 6 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực bảo hiểm xã hội Có hiệu lực từ ngày 15/11/2022, Thông tư 18/2022/TT-BLĐTBXH bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực bảo hiểm xã hội: - Thông tư 58/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. - Thông tư 23/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/7/2016 hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định 55/2016/NĐ-CP . - Thông tư 42/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. - Thông tư 18/2017/TT-BLĐTBXH ngày 30/6/2017 hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 8 điều 1 Nghị định 76/2017/NĐ-CP . - Thông tư 32/2017/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2017 quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. - Thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu Xem thêm
Ngày 03/11/2022, Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành Quyết định 02/2022/QĐ-KTNN Quy định về theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Theo đó, trình tự tổ chức theo dõi việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán như sau: - Thu thập, tổng hợp thông tin về kết luận, kiến nghị kiểm toán và tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. - Đánh giá tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. - Tổ chức các hoạt động nhằm đảm bảo hiệu quả, hiệu lực việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, bao gồm: + Phân công bộ phận giúp việc theo dõi, đôn đốc thực hiện kiến nghị kiểm toán; + Trả lời bằng văn bản đối với báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán; + Đôn đốc hoặc kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; + Xử lý khiếu nại, kiến nghị về kết luận, kiến nghị kiểm toán. (Hiện nay quy định bao gồm: đôn đốc hoặc kiểm tra việc thực hiện; xử lý khiếu nại, kiến nghị của đơn vị được kiểm toán về kết luận, kiến nghị kiểm toán). - Thực hiện cập nhật v Xem thêm
Ngày 01/11/2022, Thủ tướng ban hành Quyết định 1314/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Phát hiện, bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ Việt Nam giai đoạn 2022-2030". Theo đó, mục tiêu cụ thể của Đề án "Phát hiện, bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ Việt Nam giai đoạn 2022-2030" như sau: - Hằng năm, tối thiểu 70% thanh niên được cung cấp các thông tin về chủ trương, chính sách, các hoạt động phát hiện, bồi dưỡng, phát huy tài năng trẻ trên các lĩnh vực. - Đến năm 2030, sau khi được phát hiện tôn vinh, tối thiểu 60% tài năng trẻ được bồi dưỡng, tham gia các hoạt động chia sẻ tri thức, hỗ trợ cộng đồng, tham gia phát triển kinh tế - xã hội do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các bộ, ngành, địa phương tổ chức. - Đến năm 2030, tối thiểu 80% cán bộ Đoàn các cấp, trong đó 100% cán bộ Đoàn phụ trách công tác tài năng trẻ được tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ công tác phát hiện, bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ. - Hằng năm, 100% các tỉnh, thành Đoàn theo dõi, cập nhật cơ sở dữ liệu tài n Xem thêm
Trang 34/47Đầu tiên   Trước   29  30  31  32  33  [34]  35  36  37  38  Tiếp   Cuối