Bộ Chính trị ban hành Quy định 80-QĐ/TW ngày 18/8/2022 về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử. Theo đó, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử chức vụ cao hơn gồm: - Bảo đảm tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định; - Cán bộ được giới thiệu từ nguồn nhân sự tại chỗ phải được quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm hoặc chức danh tương đương trở lên. Đối với nhân sự từ nguồn ở bên ngoài phải được quy hoạch chức danh tương đương trở lên. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; - Có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ tương đương ít nhất là 2 năm. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; Đối với việc bổ nhiệm sĩ quan trong lực lượng vũ trang do Quân uỷ Trung ương và Đảng uỷ Công an Trung ương quy định cụ thể cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn; - Có hồ sơ, lý lịch cá nhân, bản kê khai tài sản, thu nhập đầy đủ, rõ ràng và được cơ quan chức năng có Xem thêm
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư vừa thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quy định số 80-QĐ/TW về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Quy định 80-QĐ/TW Quy định 80 gồm 6 chương, 34 điều, thay thế cho Quy định số 105-QĐ/TW ngày 19/12/2017 của Bộ Chính trị. Theo Quy định 80, nội dung quản lý cán bộ gồm: Phân cấp quản lý cán bộ; Đánh giá cán bộ; Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; Tuyển chọn, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái; phong, thăng, giáng, tước quân hàm; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức đối với cán bộ. Khen thưởng, kỷ luật cán bộ; Thực hiện chế độ, chính sách cán bộ; Kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác cán bộ và cán bộ. Quyết định phân công công tác đối với Uỷ viên B Xem thêm
Đây là nội dung tại Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 30/8/2022 về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2022 do Chính phủ ban hành. Theo đó, Chính phủ đã thảo luận, cho ý kiến 4 dự án Luật lớn, phức tạp, tác động lớn đến phát triển KT - XH, doanh nghiệp và đời sống Nhân dân, nhất là dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Cụ thể, việc sửa đổi Luật Đất đai là nhiệm vụ quan trọng, tác động đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước và đời sống nhân dân; nhiều vấn đề phức tạp, nhạy cảm, cần tiếp tục đánh giá tác động kỹ lưỡng, cụ thể hóa chính sách bảo đảm đồng bộ, khả thi, hiệu quả. Vì vậy, việc sửa đổi Luật Đất đai tiếp tục quán triệt các quan điểm, yêu cầu sau: Thứ nhất, thể chế hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2022 tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao; Kế thừa hiệu quả các quy định hiện hành, kiên quyết tháo gỡ nút thắt trong quản lý, sử dụng Xem thêm
Đây là nội dung tại Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 31/8/2022 về việc tăng cường điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả, chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông. Theo đó, để tăng cường điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả, chất lượng mầm non, phổ thông, Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chủ trì, phồi hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng đào tạo giáo viên, có chính sách khuyến khích học sinh giỏi vào ngành sư phạm, tạo môi trường, hệ sinh thái giáo dục phát triển lành mạnh, bình đẳng, sáng tạo, khuyến khích đổi mới sáng tạo phù hợp với đặc điểm từng địa phương, từng vùng miền. - Nghiên cứu đề xuất chính sách ưu tiên cho giáo viên vùng sâu vùng xa, những khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, bảo đảm hợp lý, không dàn trải. - Chỉ đạo các địa phương tăng cường trách nhiệm quản lí nhà nước về lựa chọn, cung ứng, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục của địa phương, tài liệu tham khảo theo đúng quy định; - Xem thêm
Ngày 29/8/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 4185/BGDĐT-VP triển khai một số hoạt động đầu năm học 2022-2023. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố triển khai một số hoạt động đầu năm học, đơn cử như: - Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 1112/CT-BGDĐT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. - Tổ chức triển khai thực hiện quyết định của Bộ Chính trị về việc bổ sung biên chế giáo viên cho các địa phương trong năm học 2022 - 2023 và những năm tiếp theo, trong đó: + Ưu tiên biên chế để tuyển dụng giáo viên cho các môn học mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. + Chủ động rà soát, bố trí, sắp xếp trường, lớp, giáo viên, nhân viên phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và biên chế được giao theo quy định. - Rà soát, bổ sung trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; sửa chữa, nâng cấp trường, lớp học; ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. - Bảo đảm cu Xem thêm
Chính phủ ban hành Nghị định 55/2022/NĐ-CP ngày 23/8/2022 về cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Trong đó, quy định nguồn thông tin, thời điểm cập nhật thông tin về tiếp công dân, xử lý khiếu nại, tố cáo cập nhật trong CSDLQG như sau: - Việc tiếp công dân, xử lý đơn; việc tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người kiến nghị, phản ánh; vụ việc khiếu nại có thông báo thụ lý khiếu nại, vụ việc tố cáo có quyết định thụ lý giải quyết tố cáo kể từ ngày Nghị định 55/2022/NĐ-CP có hiệu lực pháp luật. Cơ quan có trách nhiệm bắt đầu cập nhật ngay sau khi có thông báo thụ lý khiếu nại, quyết định thụ lý tố cáo hoặc tiếp nhận xử lý kiến nghị, phản ánh và cập nhật trong quá trình tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kiến nghị, phản ánh. - Vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, vụ việc đã có kết luận nội dung tố cáo Xem thêm
Thông tư 53/2022/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 12/8/2022. Theo đó, nội dung chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 như sau: - Chi đào tạo, tập huấn, bồi dương nâng cao năng lực; - Chi thông tin, tuyên truyền; phổ biến giáo dục pháp luật; - Chi xây dựng cẩm nang, sổ tay hướng dẫn; sổ tay nghiệp vụ và các loại sổ, sách khác phục vụ hoạt động của các nội dung, nội dung thành phần; - Chi ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động chuyên môn các nội dung thuộc Chương trình; - Chi dịch, hiệu đính tài liệu phục vụ hoạt động chuyên môn của từng nội dung; - Chi thuê chuyên gia trong nước và tổ chức tư vấn độc lập phục vụ hoạt động chuyên môn của từng nội dung, nội dung thành phần; - Chi điều tra, khảo sát, đánh Xem thêm
Ngày 12/8/2022, Bộ trưởng Bộ TT&TT ban hành Thông tư 12/2022/TT-BTTTT hướng dẫn Nghị định 85/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. Theo đó, nội dung kiểm tra, đánh giá hiệu quả của các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin theo phương án bảo đảm an toàn thông tin được phê duyệt, bao gồm: - Kiểm tra tính đầy đủ và phù hợp của Quy chế bảo đảm an toàn thông tin theo phương án bảo đảm an toàn thông tin vê quản lý được phê duyệt. - Đánh giá việc tuân thủ các quy định, quy trình trong Quy chế bảo đảm an toàn thông tin trong quá trình vận hành, khai thác, kết thúc hoặc hủy bỏ hệ thống thông tin. - Đánh giá việc thiết kế hệ thống theo phương án bảo đảm an toàn thông tin được phê duyệt. - Đánh giá việc thiết lập, cấu hình hệ thống theo phương án bảo đảm an toàn thông tin được phê duyệt. - Kiểm tra việc cấu hình, tăng cường bảo mật cho thiết bị hệ thống, hệ điều hành, ứng dụng, cơ sở dữ liệu và các thành phần khác liên quan trong hệ thống theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Xem thêm
Ngày 15/8/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 53/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng 2018. Theo đó, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải thực hiện lưu trữ những dữ liệu sau tại Việt Nam (hình thức lưu trữ sẽ do doanh nghiệp quyết định): - Dữ liệu về thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam; - Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra: tên tài khoản, thời gian sử dụng dịch vụ, thông tin thẻ tín dụng, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ mạng (IP) đăng nhập, đăng xuất gần nhất, số điện thoại đăng ký được gắn với tài khoản hoặc dữ liệu; - Dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam: bạn bè, nhóm mà người sử dụng dịch vụ kết nối hoặc tương tác. Thời gian lưu trữ dữ liệu bắt đầu từ khi doanh nghiệp nhận được yêu cầu lưu trữ dữ liệu đến khi kết thúc yêu cầu; thời gian lưu trữ tối thiểu là 24 tháng. Theo quy định tại Xem thêm
Ngày 15/8/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 53/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng 2018. Theo đó, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải thực hiện lưu trữ những dữ liệu sau tại Việt Nam (hình thức lưu trữ sẽ do doanh nghiệp quyết định): - Dữ liệu về thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam; - Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra: tên tài khoản, thời gian sử dụng dịch vụ, thông tin thẻ tín dụng, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ mạng (IP) đăng nhập, đăng xuất gần nhất, số điện thoại đăng ký được gắn với tài khoản hoặc dữ liệu; - Dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam: bạn bè, nhóm mà người sử dụng dịch vụ kết nối hoặc tương tác. Thời gian lưu trữ dữ liệu bắt đầu từ khi doanh nghiệp nhận được yêu cầu lưu trữ dữ liệu đến khi kết thúc yêu cầu; thời gian lưu trữ tối thiểu là 24 tháng. Theo quy định tại Xem thêm
Trang 38/47Đầu tiên   Trước   33  34  35  36  37  [38]  39  40  41  42  Tiếp   Cuối