Ngày 06/10/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết 131/NQ-CP về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp. Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, ngành, địa phương trong việc “Nâng cao hiệu quả thực thi TTHC phục vụ người dân, doanh nghiệp” quy định như sau: Bảo đảm 100% TTHC được công bố, công khai đủ và đúng hạn; 100% TTHC được theo dõi trạng thái xử lý trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tổ chức kiện toàn bộ phận một cửa, triển khai bộ nhận diện thương hiệu, thực hiện có hiệu quả Đề án đổi mới tại Quyết định 468/QĐ-TTg năm 2021. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật đối với CB, CC, VC có hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, chậm muộn nhiều lần. Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số toàn diện, thực chất, sâu rộng trong tiếp nhận, giải quyết TTHC, cụ thể: - Đẩy nhanh tiến độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC. - Hợp nhất Cổng Dịch vụ công với Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh thành Hệ thống thông tin giải Xem thêm
Thông tư 03/2022/TT-BXD hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành 27/9/2022. Theo đó, các cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc UBND cấp tỉnh bao gồm: - Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Sở Xây dựng thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng;… Riêng đối với Sở Xây dựng thành phố Hà Nội và Sở Xây dựng TP.HCM không thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về lĩnh vực quy hoạch xây dựng, kiến trúc. - Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố Hà Nội và Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về lĩnh vực quy hoạch xây dựng, kiến trúc,… - Xem thêm
Đây là nội dung tại Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 sửa đổi Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành. Theo đó, các tiêu chí phân loại đô thị được tính điểm theo khung điểm tại Phụ lục 1 Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15. Tổng số điểm tối đa của các tiêu chí là 100 điểm. Cụ thể như sau: - Tiêu chí vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội gồm 8 tiêu chuẩn; đánh giá tối đa 18 điểm; (Hiện hành, mức điểm tối đa tiêu chí này là 20 điểm) - Tiêu chí quy mô dân số gồm quy mô dân số toàn đô thị, quy mô dân số khu vực nội thành, nội thị; đánh giá tối đa 8 điểm; - Tiêu chí mật độ dân số gồm là mật độ dân số toàn đô thị và mật độ dân số tính trên diện tích đất xây dựng đô thị khu vực nội thành, nội thị, thị trấn; đánh giá tối đa 8 điểm; - Tiêu chí tỷ lệ lao động phi nông nghiệp gồm tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị; đánh giá tối đa 6 điểm; (Hiện Xem thêm
Ngày 21/9/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 sửa đổi Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính. Theo đó, bổ sung tiêu chuẩn của đơn vị hành chính nông thôn có yếu tố đặc thù như sau: - Đơn vị hành chính nông thôn có 30% dân số là người dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng cao hoặc có đường biên giới quốc gia thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số bằng 50% mức quy định đối với đơn vị hành chính nông thôn tương ứng; Cứ thêm 10% dân số là người dân tộc thiểu số thì được giảm thêm 5% nhưng tối thiểu phải đạt 20% mức quy định đối với đơn vị hành chính nông thôn tương ứng; các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định tại Mục 1 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13. - Xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển được xác nhận theo quyết định của cấp có thẩm quyền thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số bằng 50% mức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết 1211; tiêu chuẩn còn lại thực hiện Xem thêm
Ngày 30/9/2022, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH ban hành Thông tư 18/2022/TT-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, bãi bỏ 05 văn bản QPPL lĩnh vực Quan hệ lao động và Tiền lương gồm: - Thông tư 28/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương và phụ cấp lương đối với công nhân, nhân viên, viên chức xây dựng 05 công trình thủy điện. - Thông tư 12/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương và phụ cấp lương đối với công nhân, nhân viên, viên chức xây dựng công trình thủy điện. - Thông tư 37/2009/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca đối với công nhân, viên chức xây dựng công trình thủy điện Sơn La. - Thông tư 03/2011/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương và phụ cấp lương đối với công nhân, viên chức xây dựng công trình thủy điện Lai Châu và Đồng Nai 5. - Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và chuyển xếp lương đối với người lao động trong Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Xem thêm
Đây là nội dung tại Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 20/9/2022 về nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất: - Chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp đặc thù ngành (kể cả giải pháp nhằm giữ và thu hút nguồn nhân lực) đối với cán bộ y tế; -Chính sách hỗ trợ học viên, sinh viên các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe; - Chính sách về công nhận liệt sỹ khi hy sinh và có biện pháp phù hợp, hiệu quả để bảo vệ nhân viên y tế trong khi làm nhiệm vụ. Các bộ, ngành, trước hết là Bộ Y tế, UBND tỉnh, TP trực thuộc TW chú trọng chỉ đạo khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích, đóng góp trong phòng, chống dịch COVID-19, và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Xem nội dung chi tiết tại Chỉ thị 16/CT-TTg ban hành ngày 20/9/2022. Xem thêm
Ngày 20/9/2022, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số hoạt động về lâm nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Theo đó nội dung kế hoạch hằng năm được chi tiết như sau: - Đánh giá tình hình thực hiện Chương trình, Tiểu dự án 1 năm trước đối với kế hoạch năm (bao gồm kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ; tình hình huy động, phân bổ và quản lý sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn lực khác); - Bối cảnh, dự báo những thuận lợi, khó khăn, thách thức đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng tại Bộ, ngành, địa phương trong kỳ kế hoạch; - Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể thực hiện Chương trình, Tiểu dự án 1 của kỳ kế hoạch; - Nội dung, hoạt động, dự kiến mức vốn bố trí, cơ cấu nguồn vốn theo hoạt động thực hiện Chương trình, Tiểu dự án 1; - Các giải pháp và tổ chức t Xem thêm
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 56/2022/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP. Theo đó, hướng dẫn xác định mức đảm bảo chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp như sau: Mức tự đảm bảo chi thường xuyên = (A / B) x 100% Trong đó: - A là tổng các khoản thu xác định mức tự chủ tài chính theo Điều 10, khoản 1, điểm a Nghị định 60/2021/NĐ-CP. - B là tổng các khoản chi xác định mức tự chủ tài chính theo Điều 10, khoản 1, điểm b Nghị định 60/2021/NĐ-CP. Ngoài ra, Thông tư 56/2022/TT-BTC giải thích thêm nội dung: - Các khoản thu chi theo quy định trên được tính trên cơ sở dự toán thu, chi tại năm kế hoạch xây dựng phương án tự chủ tài chính, có xét đến yếu tố biến động do thay đổi chính sách, chế độ của Nhà nước, khả năng chi trả của các đối tượng thụ hưởng, tác động khách quan do thiên tai, dịch bệnh và các biến động kinh tế - xã hội bất thường khác. - Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công chịu trách nhiệm về tính chính xá Xem thêm
Chính Phủ ban hành Nghị định 63/20222/NĐ-CP quy định về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ. Theo đó, sáp nhập trường Đại học Nội vụ Hà Nội vào Học viện hành chính quốc gia như sau: Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho đến khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Hành chính Quốc gia. (Tại Quyết định 620/QĐ-TTg ngày 10/5/2017, quy định Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nội vụ) Ngoài ra, thay đổi về cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ, trong đó, cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ gồm các cơ quan sau: - Vụ Tổ chức - Biên chế. - Vụ Chính quyền địa phương. - Vụ Công chức - Viên chức. - Vụ Tiền lương. - Vụ Tổ chức phi chính phủ. - Vụ Cải cách hành chính. - Vụ Hợp tác quốc tế. - Vụ Pháp chế. - Vụ Kế hoạch - Tài chính. - Vụ Công tác thanh niên. - Vụ Tổ chức cán bộ. - Thanh tra Bộ. - Văn phòng Bộ. - Xem thêm
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành Quyết định 5130/QĐ-TLĐ ngày 12/8/2022 về quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn. Trong đó, cán bộ, công đoàn viên vi phạm bị xem xét tăng nặng mức kỷ luật khi thuộc những trường hợp sau: - Đã được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giáo dục, nhắc nhở mà không sửa chữa. - Không tự giác kiểm điểm, nhận khuyết điểm, vi phạm của mình mà còn quanh co, che giấu. - Bao che cho người cùng vi phạm; trù dập, trả thù người đấu tranh, tố cáo vi phạm hoặc người cung cấp chứng cứ vi phạm. - Cung cấp thông tin, báo cáo sai sự thật; ngăn cản người khác cung cấp chứng cứ vi phạm; Tiêu hủy chứng cứ, lập hồ sơ, chứng cứ giả. - Đối phó, cản trở, gây khó khăn, trở ngại cho quá trình kiểm tra, giám sát, xác minh, thu thập chứng cứ vi phạm. - Vi phạm do lợi dụng tình trạng khẩn cấp, thiên tai, thực hiện chính sách xã hội. - Vi phạm gây thiệt hại về vật chất phải bồi hoàn nhưng không bồi hoàn, không khắc phục hậu quả. - Vi phạm nhiều lần, có hệ thống, tái phạm; bị Xem thêm
Trang 36/47Đầu tiên   Trước   31  32  33  34  35  [36]  37  38  39  40  Tiếp   Cuối