Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quyết định 88-QĐ/TW ngày 01/12/2022 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo Trung ương. Trong đó, các vụ, đơn vị trực thuộc của Ban Tuyên giáo Trung ương gồm: - Vụ Lý luận chính trị. - Vụ Tuyên truyền. - Vụ Báo chí - Xuất bản. - Vụ Văn hoá - Văn nghệ. - Vụ Khoa học và Công nghệ. - Vụ Giáo dục. (Trước đây là Vụ Giáo dục và Đào tạo, Dạy nghề) - Vụ Xã hội. (Trước đây là Vụ Các vấn đề xã hội) - Vụ Thông tin đối ngoại và hợp tác quốc tế. - Vụ Tổng hợp. - Cơ quan thường trực khu vực miền Nam. (Trước đây là Cơ quan thường trực tại Thành phố Hồ Chí Minh) - Cơ quan thường trực khu vực miền Trung - Tây Nguyên. (Trước đây là Cơ quan thường trực tại thành phố Đà Nẵng) - Vụ Tổ chức - Cán bộ. - Văn phòng Ban Chỉ đạo 35 Trung ương. (Mới) - Văn phòng. - Viện Dư luận xã hội. - Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo. - Tạp chí Tuyên giáo. - Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Quyết định 88-QĐ/TW có hiệu lực từ ngày 01/12/2022, và thay thế Q Xem thêm
Ngày 31/12/2022, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 13/2022/TT-BNV về hướng dẫn việc xác định cơ cấu ngạch công chức. Theo đó, việc xác định cơ cấu ngạch công chức của từng cơ quan, tổ chức hành chính của các bộ, ngành, địa phương được căn cứ vào: - Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành và chuyên môn dùng chung do Bộ Nội vụ và các bộ quản lý ngành, lĩnh vực hướng dẫn theo quy định tại Nghị định 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020; - Mức độ phức tạp của công việc và số lượng biên chế công chức cần bố trí theo từng vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức chuyên ngành tương ứng với vị trí việc làm. Ngoài ra, khi xác định cơ cấu ngạch công chức của các cơ quan, tổ chức hành chính thì không tính công chức đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo, quản lý. Thông tư 13/2022/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 15/02/2023. Xem thêm
Ngày 12/12/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 25/2022/QĐ-TTg bãi bỏ toàn bộ 30 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, bãi bỏ toàn bộ 30 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng, đơn cử: - Quyết định 41/1998/QĐ-TTg ngày 20/2/1998 về việc phân cấp cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài. - Quyết định 239/1999/QĐ-TTg ngày 28/12/1999 bổ sung, sửa đổi khoản a Điều 1 của Quyết định 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23/12/1997 về học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập. - Quyết định 247/2003/QĐ-TTg ngày 19/11/ 2003 về chế độ ăn định lượng đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đảm nhiệm công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm hoặc nặng nhọc, nguy hiểm trong lực lượng Công an nhân dân. - Quyết định 289/2005/QĐ-TTg ngày 8/11/2005 về tiền lương và phụ cấp đối với sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương thuộc Công an nhân dân chuyển ngành. - Quyết định 08/2000/QĐ-TTg ngày 17/1/2000 về việc miễn, giảm thuế thu nh Xem thêm
Luật Thanh tra 2022 được Quốc hội thông qua ngày 14/11/2022, với nhiều điểm mới nổi bật giúp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra. Một trong những điểm mới đó là quy định về thời gian ban hành kết luận thanh tra, khắc phục tình trạng chậm ban hành kết luận thanh tra. Theo đó, tại Điều 78 Luật Thanh tra 2022 có quy định về thời hạn ban hành kết luận thanh tra như sau: - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận thanh tra, người ra quyết định ký ban hành kết luận thanh tra và chịu trách nhiệm về kết luận, kiến nghị của mình. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cung cấp có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra để bảo đảm việc ban hành kết luận thanh tra đúng thời hạn theo quy định. - Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản báo cáo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung được báo cáo; Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước không trả lời hoặc không có ý kiến khác với dự thảo kết luận thanh tra thì người ra quyết định than Xem thêm
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 75/2022/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký cư trú. Theo đó, mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký cư trú như sau: - Đăng ký thường trú: + Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: 20.000 (đồng/lần đăng ký); + Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến: 10.000 (đồng/lần đăng ký). - Đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú (cá nhân, hộ gia đình): + Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: 15.000 (đồng/lần đăng ký); + Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến: 7.000 (đồng/lần đăng ký). - Đăng ký tạm trú theo danh sách, gia hạn tạm trú theo danh sách: + Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: 10.000 (đồng/người/lần đăng ký); + Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến: 5.000 (đồng/người/lần đăng ký); - Tách hộ: + Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: 10.000 (đồng/lần đăng ký); + Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến: 5.000 (đồng/lần đăng ký). Thông tư 75/2022/TT-BTC có hiệu lực từ 05/02/2023. Xem thêm
Đây là nội dung tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 sửa đổi Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. Theo đó, khi bỏ sổ hộ khẩu thì việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện bằng một trong các phương thức sau: - Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia; - Tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNeID; - Sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp; - Các phương thức khai thác khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Nghị định 104/2022/NĐ-CP có hiệu Xem thêm
Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 ngày 14/11/2022. Cụ thể, hành vi bạo lực gia đình gồm những hành vi như sau: - Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; - Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; - Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý; - Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em; - Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình; - Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý; - Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, m Xem thêm
Ngày 14/11/2022, Quốc hội thông qua Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022, trong đó, bổ sung biện pháp ngăn chặn, bảo vệ người bị bạo lực gia đình. Đơn cử một số biện pháp ngăn chặn, bảo vệ người bị bạo lực gia đình như sau: - Biện pháp yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình; - Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư; - Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng gồm: + Tham gia trồng, chăm sóc cây xanh ở khu vực công cộng; + Sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, đường phố, ngõ phố, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng; + Tham gia công việc khác nhằm cải thiện môi trường sống và cảnh quan của cộng đồng. Xem chi tiết tại Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 và thay thế Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007. Xem thêm
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị quyết 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, được Quốc hội thông qua ngày 11/11/2022. Theo đó, từ ngày 01/01/2023, thực hiện điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở theo Kết luận 25-KL/TW năm 2021. Bên cạnh đó, chưa thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII trong năm 2023. Từ ngày 01/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng; Tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; Tăng mức chuẩn trợ cấp người có công bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị và tăng 20,8% chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở. Nghị quyết 69/2022/QH15 có hiệu lực từ ngày 26/12/2022. Xem thêm
Nghị quyết 76/2022/QH15 được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2022 về Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Theo đó, 13 nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV gồm: (1) Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội; (2) Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; (3) Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023; (4) Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023; (5) Nghị quyết đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; (6) Nghị quyết về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô; (7) Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; (8) Nghị quyết miễn nhiệm Tổng Kiểm toán nhà nước nhiệm kỳ 2021 - 2026; (9) Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021 - 2026; (10) Nghị quyết bầu Tổng Kiểm toán nhà nước nhiệm kỳ 2021 - 2026; (11) Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc Xem thêm
Trang 38/54Đầu tiên   Trước   33  34  35  36  37  [38]  39  40  41  42  Tiếp   Cuối   
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 007619406
  •  Đang online: 583
  •  Trong tuần: 18.167
  •  Trong tháng: 141.278
  •  Trong năm: 141.278