Ngày 01/11/2022, Thủ tướng ban hành Chỉ thị 20/CT-TTg về việc đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi. Theo đó, để phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi, Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nội vụ, Tài chính: Nghiên cứu việc đề xuất chính sách khuyến khích, thu hút phù hợp cho người làm công tác thư viện phục vụ thiếu nhi, nhất là tại miền núi, khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, tập trung tổ chức thực hiện hiệu quả Luật Thư viện; triển khai các văn bản liên quan đến phát triển văn hóa đọc; xây dựng xã hội học taajo và học tập suốt đời, trong đó chú trọng đến thiếu nhi; Rà soát, nghiên cứu xây dựng hệ thống văn bản pháp luật để thúc đẩy phòng trào chủ động đọc, trọng tâm là nâng cao kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin; Xây dựng Xem thêm
Ngày 31/10/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 15/2022/TT-BTTTT hướng dẫn thi hành Quyết định 37/2021/QĐ-TTg về Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước (KT1). Theo đó, dịch vụ bưu chính KT1 được phân thành các loại như sau: (1) Dịch vụ bưu chính KT1 theo phạm vi cung cấp dịch vụ gồm: - Dịch vụ bưu chính KT1 nội tỉnh. - Dịch vụ bưu chính KT1 liên tỉnh. (2) Dịch vụ bưu chính KT1 theo đặc tính dịch vụ gồm: - Dịch vụ KT1 là dịch vụ bưu chính KT1 không có yêu cầu về độ mật và độ khẩn. - Dịch vụ KT1 theo độ mật (A, B, C) là dịch vụ bưu chính KT1 có yêu cầu về độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật và yêu cầu cao về bảo đảm an toàn, an ninh. - Dịch vụ KT1 theo độ khẩn (Hỏa tốc, Hẹn giờ), bao gồm: + Dịch vụ KT1 Hỏa tốc là dịch vụ bưu chính KT1 có yêu cầu về tốc độ xử lý nhanh; + Dịch vụ KT1 Hẹn giờ là dịch vụ bưu chính KT1 có yêu cầu phát đến địa chỉ nhận theo thời gian thỏa thuận giữa người gửi và đơn vị cung cấp dịch vụ. - Dịch vụ KT1 theo độ mật (A, B, C) và độ khẩn (Hỏa t Xem thêm
Ngày 24/10/2022, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 04/2022/TT-BXD quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn. Theo đó, nội dung hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện gồm có: - Bản vẽ bao gồm: Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng; bản đồ ranh giới và phạm vi lập quy hoạch huyện. - Thuyết minh nhiêm vụ quy hoạch huyện bao gồm: + Lý do, sự cần thiết lập quy hoạch; căn cứ lập nhiệm vụ quy hoạch. + Khái quát đặc điểm tự nhiên và hiện trạng vùng lập quy hoạch; phương hướng phát triển; phương án quy hoạch có liên quan, tác động đến vùng lập quy hoạch; những tồn tại cần giải quyết. + Quan điểm, mục tiêu quy hoạch; tính chất, chức năng của vùng. + Cơ sở và phương pháp xác định động lực phát triển vùng; dự báo sơ bộ về dân số, đất đai,...; đề xuất các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật, xã hội theo từng giai đoạn. + Yêu cầu mức độ điều tra k Xem thêm
Ngày 25/10/2022, Thủ tướng ban hành Quyết định 1285/QĐ-TTg về Danh mục bí mật Nhà nước thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao. - Bí mật nhà nước độ Tối mật bao gồm: + Phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh, an toàn bảo tàng, thư viện lưu giữ tài liệu, hiện vật hạn chế phổ biến hoặc không phổ biến. + Phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh, an toàn di tích lịch sử nếu có tranh chấp về chủ quyền quốc gia (Trước đây, theo Quyết định 1192/QĐ-TTg năm 2020 còn bao gồm: Kỹ thuật đánh dấu bảo vệ các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu toàn dân, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được quản lý trong các bảo tàng và không được mua bán, tặng, cho). - Bí mật nhà nước độ Mật bao gồm: Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ VHTTDL gửi các Trung tâm văn hóa VN ở nước ngoài, báo cáo, văn bản do Trung tâm văn hóa VN ở nước ngoài gửi về liên quan đến các vấn đề có thể ảnh hưởng đến quan hệ giữa nước CHXHCN VN với quốc gia sở tại trong hoạt động văn hóa đối ngoại, hợp tác về thể thao. Quyết đ Xem thêm
Đây là mục tiêu được nêu tại Quyết định 1286/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu của Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng như sau: - Đáp ứng đủ nhu cầu vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm bắt buộc triển khai trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, vắc xin dùng cho tiêm chủng dịch vụ và vắc xin dùng trong phòng, chống dịch bệnh; - Đến năm 2025: Làm chủ công nghệ sản xuất 10 loại vắc xin; Sản xuất được tối thiểu 03 loại vắc xin, trong đó có vắc xin phòng bệnh phối hợp 5 trong 1 phòng các bệnh: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, bệnh do Haemophilus Influenzae (Hib) và một trong hai bệnh Bại liệt hoặc Viêm gan B; - Đến năm 2030: Làm chủ được cộng nghệ sản xuất 15 loại vắc xin; Sản xuất được tối thiểu 05 loại vắc xin; các vắc xin sản xuất trong nước bảo đảm đạt tiêu chuẩn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế. Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình gồm: - Ngân sách trung ương và địa phương theo phân cấp ngân Xem thêm
Chính phủ ban hành Nghị định 83/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Trong đó, bổ sung đối tượng cán bộ, công chức nữ được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn so với quy định trước đó, đơn cử như: - Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Phó Bí thư đảng ủy khối trực thuộc trung ương; - Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; - Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; - Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;... Xem thêm tại Nghị định 83/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/10/2022, thay thế Nghị định 53/2015/NĐ-CP và Nghị định 104/2020/NĐ-CP. Xem thêm
Đây là nội dung tại Quyết định 1259/QĐ-TTg phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước của các cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước giai đoạn 2022 – 2026 ban hành ngày 18/10/2022. Theo đó, tổng biên chế công chức của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước bảo đảm đến hết năm 2026 là 103.300 biên chế, thuộc các cơ quan sau đây kèm số lượng biên chế cụ thể như sau: - Các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập: 101.546 biên chế. Điển hình như Bộ Y tế (770 biên chế), Bộ Ngoại giao (1.144 biên chế), Bộ Tư pháp (9.095 biên chế), … - Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài 1.068 biên chế. - Biên chế của hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương: 686 biên chế, điển hình như: Hội Luật gia Việt Nam (27 biên chế), Hội Nhà báo Việt Nam (17 biên chế), Liên minh hợp tác xã Việt Nam (172 biên chế),… Quyết định 1259/QĐ- Xem thêm
Ngày 18/10/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 83/2022/NĐ-CP về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Theo đó, bổ sung nhiều trường hợp cán bộ, công chức nữ được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đơn cử như sau: - Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước; - Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; - Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; … Ngoài ra, Nghị định 83/2022/NĐ-CP không áp dụng đối với các trường hợp sau: - Cán bộ giữ chức vụ từ Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên; - Cán bộ, công chức là Ủy viên Trung ương Đảng; - Trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị,… Nghị định 83/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/10/2022 và thay thế Nghị định 53/2015/NĐ-CP, Nghị định 104/2020/NĐ-CP. Xem thêm
Đây là nội dung tại Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 13/10/2022 về đẩy mạnh triển khai các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Việt Nam do Thủ tướng ban hành. Theo đó, để khắc phục các hạn chế hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng, TTCP chỉ thị cho UBND cấp tỉnh là thành viên của Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng triển khai một số nội dung sau: - Hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng phải chuyển từ bị động sang chủ động, bao gồm: + Chủ động thực hiện săn lùng mối nguy hại và rà quét lỗ hổng trên các hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý tối thiểu 01 lần/6 tháng; + Ban hành phương án, kịch bản ứng cứu sự cố cho hệ thống thông tin trước ngày 31/12/2022 và cập nhật kịp thời khi có thay đổi; + Tổ chức diễn tập thực chiến tối thiểu 01 lần/năm đối với hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên nhằm đánh giá khả năng phòng ngừa xâm nhập và khả năng phát hiện kịp thời các điểm yếu về quy trình, công nghệ, con người. - Tổ chức, kiện toàn lại các Đội ứng cứu sự cố trư Xem thêm
Có hiệu lực từ ngày 20/10/2022, Nghị định 59/2022/NĐ-CP hướng dẫn thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử với công dân Việt Nam như sau: - Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VNelD đối với công dân đã có thẻ CCCD gắn chíp điện tử + Công dân sử dụng thiết bị di động tải và cài đặt ứng dụng VNelD. + Công dân sử dụng ứng dụng VNelD để nhập thông tin về số định danh cá nhân và số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử; Cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNelD; Thu nhận ảnh chân dung bằng thiết bị di động và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNelD. + Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử. - Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 + Đối với công dân đã được cấp thẻ CCCD gắn chíp điện tử: Công dân đến Công an cấp xã hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ CCCD để làm thủ tục cấp tài khoả Xem thêm
Trang 41/53Đầu tiên   Trước   36  37  38  39  40  [41]  42  43  44  45  Tiếp   Cuối   
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 007469244
  •  Đang online: 106
  •  Trong tuần: 106
  •  Trong tháng: 167.582
  •  Trong năm: 2.592.815