Ngày 10/8/2022, Thủ tướng ban hành Quyết định 964/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Theo đó, nhiệm vụ hoàn thiện hành lang pháp lý của Bộ Công an như sau: - Xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ an ninh mạng đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương, định hướng điều chỉnh đầy đủ các lĩnh vực phát sinh hành vi sử dụng không gian mạng để xâm phạm an ninh quốc gia; Nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng theo chức năng, nhiệm vụ được giao. - Xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ DLQG, DLCN, quy định hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý dữ liệu công dân Việt Nam và trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước trong bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia Việt Nam trên không gian mạng. - Nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản QPPL về an ninh mạng để đồng bộ, thống nhất, toàn diện, đáp ứng được yêu Xem thêm
Ngày 27/7/2022, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 55/2022/TT-BQP hướng dẫn quy trình công nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Theo đó, quy trình giải quyết chế độ trợ cấp một lần khi người có công đang tại ngũ, công tác từ trần quy định tại khoản 5 Điều 123 Nghị định 131/2021/NĐ-CP thực hiện như sau: - Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cấp trung đoàn và tương đương trở lên trong 05 ngày kể từ ngày người có công từ trần, có văn bản kèm theo bảo sao giấy báo tử đề nghị cấp trên trực tiếp theo phân cấp, gửi đến cơ quan chính trị đơn vị trực thuộc Bộ nơi quản lý hồ sơ người có công. - Cơ quan chính trị đơn vị trực thuộc Bộ nơi quản lý hồ sơ người có công trong thời gian 04 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hồ sơ người có công, có văn bản kèm theo hồ sơ: + Báo cáo Bộ tư lệnh quân khu (đối tượng thuộc phân khu quản lý); + Báo cáo theo phân cấp, gửi đến Cục Chính sách (đối tượng thuộc các đơn vị còn lại). Xem thêm
Theo Nghị định 44/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/8/2022) về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản, chỉ còn 03 hình thức khai thác cơ sở dữ liệu nhà ở so với quy định hiện hành. Cụ thể, khoản 2 Điều 24 Nghị định 44/2022/NĐ-CP quy định 03 hình thức khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản như sau: - Qua Cổng thông tin của hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản (http://www.batdongsan.xaydung.gov.vn); Cổng thông tin điện tử của Sở Xây dựng. - Thông qua phiếu yêu cầu và văn bản yêu cầu. - Bằng hợp đồng giữa cơ quan quản lý hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản và bên khai thác, sử dụng dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản theo quy định của pháp luật. (Theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 117/2015/NĐ-CP hiện hành, việc khai thác và sử dụng dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản được thực hiện qua 05 hình thức như sau: - Qua mạng internet; - Qua trang thông tin điện tử do cơ Xem thêm
Chính phủ ban hành Nghị định 42/2022/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng. Theo đó, chỉ còn 02 mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến từ ngày 15/8/2022. Cụ thể, Khoản 1 Điều 11 Nghị định 42/2022/NĐ-CP quy định cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo 02 mức độ bao gồm: - Dịch vụ công trực tuyến toàn trình: là dịch vụ bảo đảm cung cấp toàn bộ thông tin về thủ tục hành chính, việc thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính đều được thực hiện trên môi trường mạng. Việc trả kết quả được thực hiện trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích. - Dịch vụ công trực tuyến một phần: là dịch vụ công trực tuyến không bảo đảm các điều kiện quy định nêu trên. Cơ quan nhà nước ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số tối đa trong quá trình cung cấp và xử lý dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng trừ trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ phải hiện diện tại cơ quan nhà nước hoặc cơ quan nhà nước phả Xem thêm
Đây là nội dung tại Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành thư viện do Bộ trưởng Bộ VHTT&DL ban hành. Cụ thể, Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL bãi bỏ điều kiện về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với viên chức thư viện các hạng II, III, IV so với quy định hiện hành tại Thông tư liên tịch 02/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV. Từ ngày 15/8/2022, viên chức thư viện các hạng II, III, IV phải đáp ứng điều kiện về kỹ năng ngoại ngữ, tin học như sau: - Viên chức thư viện các hạng II, III: Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm. - Viên chức thư viện hạng IV: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, đối với viên chức thư viện hạng I mới được bổ sung cũng không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học mà chỉ yêu cầu: Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ Xem thêm
Đây là nội dung tại Nghị định 50/2022/NĐ-CP quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (có hiệu lực từ ngày 15/8/2022). Theo đó, quy định 04 đối tượng viên chức được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn bao gồm: - Viên chức có học hàm Giáo sư, Phó giáo sư; - Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo là Tiến sĩ hoặc chuyên khoa II; - Giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần; - Viên chức có chuyên môn, kỹ thuật cao trong một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Đồng thời, các đối tượng viên chức nêu trên được xem xét nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nếu có đủ các điều kiện sau đây: - Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu; - Có đủ sức khỏe, - Không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ Xem thêm
Nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng là khâu quan trọng, là tiền đề để nghị quyết được triển khai, trở thành hành động nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Chính vì thế, đổi mới, nâng cao chất lượng nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết là việc làm có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Xem thêm
Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành Thông tư 48/2022/TT-BTC ngày 03/08/2022 quy định mức thu, quản lý phí khai thác và sử dụng thông tin trong CSDL quốc gia về dân cư. Theo đó, mức phí xác thực thông tin công dân, khai thác kết quả thông tin là 1.000 đồng/trường thông tin sau: + Xác thực thông tin công dân bằng tin nhắn SMS, văn bản điện tử, văn bản giấy (sản phẩm SPDC01) + Tin nhắn SMS trả lời kết quả thông tin đề nghị khai thác (sản phẩm SPDC02) + Văn bản điện tử trả lời kết quả thông tin đề nghị khai thác qua cổng dịch vụ công (sản phẩm SPDC03) + Văn bản điện tử trả lời kết quả thông tin đề nghị khai thác qua ứng dụng phần mềm (sản phẩm SPDC04) + Văn bản giấy trả lời kết quả thông tin đề nghị cung cấp (sản phẩm SPDC05) Lưu ý: Từ ngày 17/9/2022 đến hết ngày 31/12/2023 được áp dụng mức thu bằng 50% mức phí nêu trên. Đối tượng nộp phí là cơ quan, tổ chức, cá nhân được sự đồng ý của cơ quan quản lý CSDLQG về dân cư, trừ trường hợp sau: + Cơ quan quản lý CSDL chuyên ngành, cơ quan nhà nước, Xem thêm
Ngày 2/8/2022, Thủ tướng ban hành Quyết định 924/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025 của Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh như sau: - Phát triển chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới - Phát triển kinh tế số, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn: + Ít nhất 70% xã có các hợp tác xã; + 70% cấp huyện có các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực; + 50% các mô hình liên kết gắn với vùng nguyên liệu có ứng dụng công nghệ số. - Xã hội số trong xây dựng nông thôn mới: + Có ít nhất 40% đơn vị (cấp xã, huyện) cung cấp ít nhất một dịch vụ thiết yếu (y tế, giáo dục, giám sát cộng đồng, an ninh trật tự, môi trường, văn hóa); + Tổ chức lấy ý kiến phản hồi về sự hài lòng của người dân/cộng đồng về kết quả xây dựng nông thôn mới thông qua ứng dụng trực tuyến. - Phấn đấu mỗi tỉnh, thành phố trực t Xem thêm
Ngày 02/8/2022, Thủ tướng ban hành Quyết định 922/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 của Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới như sau: - Phát triển, chuẩn hoá các điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn; mỗi tỉnh, thành phố phấn đấu có ít nhất 01 điểm du lịch nông thôn được công nhận gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái của địa phương; 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. - Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với quá trình chuyển đổi số; ít nhất 50% điểm du lịch nông thôn được công nhận được số hóa và kết nối trên trang quảng bá, xúc tiến du lịch bằng công nghệ số. - Phấn đấu 100% điểm du lịch nông thôn được giới thiệu, quảng bá; 50% điểm du lịch nông thôn ứng dụng các giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch. - Phấn đấu mỗi huyện nô Xem thêm
Trang 46/54Đầu tiên   Trước   41  42  43  44  45  [46]  47  48  49  50  Tiếp   Cuối   
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 007613243
  •  Đang online: 494
  •  Trong tuần: 12.004
  •  Trong tháng: 135.115
  •  Trong năm: 135.115