Ngày 30/6/2022, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH ban hành Thông tư 11/2022/TT-BLĐTBXH hướng dẫn hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Theo đó, cơ sở dữ liệu việc tìm người bao gồm các thông tin về người sử dụng lao động, vị trí việc làm mà người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển dụng. Thông tin trong cơ sở dữ liệu việc tìm người được xác lập từ các nguồn sau: - Thông tin đăng ký nhu cầu tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động thông qua ứng dụng điện tử đăng ký việc tìm người - người tìm việc hoặc các ứng dụng khác có liên quan. - Thông tin việc tìm người được số hóa, chuẩn hóa từ nghiệp vụ thu thập, cập nhật thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động, nghiệp vụ về dịch vụ việc làm. - Thông tin được kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, quy định thông tin trong cơ sở dữ liệu việc tìm người được điều chỉnh, cập nhật từ Xem thêm
Ngày 03/7/2022, Thủ tướng có Quyết định 791/QĐ-TTg về nguyên tắc hỗ trợ từ ngân sách trung ương (NSTW) cho ngân sách địa phương (NSĐP) thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo quy định tại Quyết định 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022. Theo đó, NSTW hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương 100% kinh phí NSNN thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo quy định tại Quyết định 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022. Trường hợp kinh phí NSNN thực hiện chính sách vượt quá số nhu cầu kinh phí mà từng địa phương đã rà soát, báo cáo Bộ LĐ-TB&XH: Địa phương phải sử dụng NSĐP và các nguồn lực hợp pháp theo quy định để chi trả cho người lao động theo đối tượng và mức hỗ trợ quy định tại Quyết định 08/2022/QĐ-TTg . Trường hợp cân đối ngân sách địa phương khó khăn không đủ nguồn lực để thực hiện, địa phương báo cáo Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Xem chi tiết tại Quyết định 791/QĐ-TTg có hiệu lực ngày 03/7/2022. Xem thêm
Ngày 18/6/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 39/2022/NĐ-CP về Quy chế làm việc của Chính phủ. Theo đó, 6 nguyên tắc làm việc của Chính phủ như sau: - Mọi hoạt động của Chính phủ phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. - Đề cao trách nhiệm cá nhân và nêu gương của thành viên Chính phủ, người đứng đầu các bộ, cơ quan, địa phương. Mỗi nhiệm vụ chỉ giao cho một người chủ trì và chịu trách nhiệm. - Chủ động giải quyết công việc đúng quy trình, thủ tục, thẩm quyền và quy định của pháp luật, Quy chế làm việc của Chính phủ. Bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin, đề cao sự thống nhất trong giải quyết công việc của Chính phủ. - Thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền, ủy quyền theo quy định của pháp luật, cá thể hóa trách nhiệm gắn với tăng cường giám sát, kiểm tra và kiểm soát quyền lực, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, quản lý thống nhất, phù hợp với thẩm quyền của Chính phủ. - Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cươn Xem thêm
Đây là nội dung tại Nghị quyết 50/2022/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 do Quốc hội ban hành. Theo đó, trong năm 2023 dự kiến thông qua 12 luật và 01 nghị quyết của Quốc hội gồm: - Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); - Luật Đấu thầu (sửa đổi); - Luật Giá (sửa đổi); - Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); - Luật Hợp tác xã (sửa đổi); - Luật Phòng thủ dân sự; - Luật Đất đai (sửa đổi); - Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); - Luật Nhà ở (sửa đổi); - Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); - Luật Viễn thông (sửa đổi); - Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. - Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. Xem thêm tại Nghị quyết 50/2022/QH15 ngày 13/6/2022. Xem thêm
Vừa qua, Ủy ban Dân tộc ban hành Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Theo đó, hỗ trợ nhà ở đối với đối tượng ở đồng bào dân tộc thiểu số như sau: - Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN; Hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã ĐBKK, thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS&MN chưa có nhà ở hoặc nhà ở bị dột nát, hư hỏng. - Hộ được hỗ trợ đất ở thì được đồng thời xem xét hỗ trợ nhà ở. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ và cách thức thực hiện hỗ trợ được thực hiện như sau: - Hỗ trợ đầu tư xây dựng 01 căn nhà theo phong tục tập quán của địa phương; Nội dung hỗ trợ áp dụng theo quy định tại điểm c khoản 5 Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022. - Tùy theo tình hình thực tế của từng địa phư Xem thêm
Ngày 15/6/2022, Quốc hội đã thông qua Luật Điện ảnh 2022 tại kỳ họp thứ 3, khóa XV. Theo đó, Luật Điện ảnh 2022 quy định chuyển tiếp một số nội dung sau: - Giấy phép phổ biến phim, Quyết định phát sóng được cấp theo quy định của Luật Điện ảnh 2006: Được tiếp tục thực hiện theo quy định trong Giấy phép phổ biến phim, Quyết định phát sóng. - Giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài được cấp theo quy định của Luật Điện ảnh 2006 thì: Tiếp tục có hiệu lực đến hết thời hạn ghi trong giấy phép. - Phim đã được cấp Giấy phép phổ biến phim hoặc Quyết định phát sóng nhưng chưa thực hiện cảnh báo và hiển thị mức phân loại phim đến người xem theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì: Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày 01/01/2023 phải bổ sung cảnh báo và hiển thị mức phân loại phim đến người xem trong trường hợp tiếp tục phổ biến. Luật Điện ảnh 2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023 và thay thế Luật Điện ảnh Xem thêm
Ngày 22/6/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định 1127/QĐ-BTTTT công bố các chỉ tiêu thuộc tiêu chí thông tin và truyền thông của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, một trong những tiêu chí của xã nông thôn mới nâng cao là ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế - xã hội. Với tiêu chí này, xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến đạt ít nhất 50% tổng hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của xã. - Tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng số và an toàn thông tin đạt tối thiểu 80% đối với các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo và 100% đối với các xã còn lại; - Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được phổ biến kiến thức sử dụng máy tính và kỹ năng số cơ bản đạt: tối thiểu 50% đối với các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo và 70% đối vớ Xem thêm
Đây là nội dung tại Nghị quyết 62/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV do Chủ tịch Quốc hội ký ban hành. Theo đó, Quốc hội yêu cầu Chính phủ tập trung thực hiện những giải pháp, cam kết, khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực tài chính, đơn cử như: - Tăng cường thực hiện các giải pháp kiểm soát lạm phát; có giải pháp hỗ trợ người có thu nhập thấp, người yếu thế khi giá cả mặt hàng thiết yếu tăng cao, đặc biệt là giá xăng dầu và giá sách giáo khoa; - Khẩn trương ban hành đầy đủ các văn bản để thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; - Tổ chức cơ cấu lại toàn diện thị trường vốn, thị trường chứng khoán, bảo đảm thị trường chứng khoán phát triển ổn định, lành mạnh, an toàn, bền vững; - Khẩn trương hoàn thiện pháp luật về chính sách thuế, mở rộng nguồn thu, chống xói mòn cơ sở thuế; hoàn thiện quy định quản lý thuế đối với hoạt đ Xem thêm
Ngày 16/6/2022, Ban chấp hànhTrung ương ban hành Nghị quyết 18-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Theo đó, đã đưa ra những mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn cụ thể như sau: - Mục tiêu chung hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý sử dụng đất đồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất, trở thành kênh phân bổ đất đai hợp lý, công bằng, hiệu quả. Trong đó, có đưa ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025: - Đến năm 2023 hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai 2013 và một số luật liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất. - Hoàn thành kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, nhà nước về đất đai bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, thống nhất, đồng bộ; loại bỏ khâu trung gian, phân quyền phù hợp. - Giải quyết cơ bản tồn đọng những vướng mắc có liên quan đến quản Xem thêm
Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, quy định mức lương tối thiểu tháng đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau: - Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng (tăng 260.000 đồng/tháng); - Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng (tăng 240.000 đồng/tháng); - Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng (tăng 210.000 đồng/tháng); - Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng/tháng). (Mức tăng trên là so với quy định hiện hành tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP) Đồng thời, quy định mới bổ sung mức lương tối thiểu giờ theo vùng như sau: Vùng I: 22.500 đồng/giờ; Vùng II: 20.000 đồng/giờ; Vùng III: 17.500 đồng/giờ; Vùng IV: 15.600 đồng/giờ. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP; Việc áp dụng địa bàn vùng còn được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Xem thêm
Trang 48/52Đầu tiên   Trước   43  44  45  46  47  [48]  49  50  51  52  Tiếp   Cuối   
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 007333957
  •  Đang online: 139
  •  Trong tuần: 26.797
  •  Trong tháng: 32.295
  •  Trong năm: 2.457.528