Nhiệm vụ của các bộ, các tỉnh trong việc triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 In trang
28/09/2023 08:32 SA

Ngày 25/9/2023, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định 757/QĐ-BNV về Kế hoạch triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó quy định nội dung về nhiệm vụ của các bộ, các tỉnh.

Nhiệm vụ của các bộ, các tỉnh trong việc triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2023

 Theo đó, nhiệm vụ của các bộ, các tỉnh trong việc triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 bao gồm:

(1) Tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của các bộ, các tỉnh.

(2) Triển khai công tác đánh giá và tự đánh giá, chấm điểm của các bộ, các tỉnh Gửi nộp báo cáo tự đánh giá, chấm điểm, tài liệu kiểm chứng, báo cáo giải trình thông qua phần mềm.

(3) Tổ chức thẩm định kết quả tự đánh giá, chấm điểm của các bộ, các tỉnh.

(4) Điều tra xã hội học

* Xây dựng phương án điều tra thống kê và lập mẫu phiếu điều tra xã hội học

* Điều tra xã hội học cấp bộ

- Đối tượng và số lượng mẫu điều tra xã hội học:

+ Lãnh đạo cấp vụ/cục và tương đương của 19 bộ, cơ quan ngang bộ thuộc đối tượng xác định Chỉ số cải cách hành chính: dự kiến 1.600 người.

+ Lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: dự kiến 3.700 người.

+ Lãnh đạo đơn vị thuộc, trực thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: dự kiến 16.400 người.

+ Công chức phụ trách cải cách hành chính của 19 bộ, cơ quan ngang bộ thuộc đối tượng xác định Chỉ số cải cách hành chính: dự kiến 800 người.

+ Lãnh đạo Hội, hiệp hội đánh giá các Bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực chính của Hội: 03 người/hội, hiệp hội x 03 hội, hiệp hội x 17 bộ, cơ quan ngang bộ + 02 người thuộc Hội hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi đánh giá Ủy ban Dân tộc = 155 người; số lượng hội, hiệp hội và số lượng mẫu có thể thay đổi cụ thể theo tình hình thực tế của từng bộ, cơ quan ngang bộ).

- Tổng số mẫu điều tra dự kiến: 22.655 mẫu phiếu.

* Điều tra xã hội học cấp tỉnh

- Đối tượng điều tra xã hội học:

+ Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: dự kiến 3.500 người; số lượng mẫu có thể thay đổi cụ thể theo tình hình thực tế của từng tỉnh);

+ Lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: dự kiến 4.100 người.

+ Lãnh đạo đơn vị thuộc, trực thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: dự kiến 17.800 người.

+ Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện: dự kiến 2.100 người.

+ Người dân và Doanh nghiệp: Thực hiện điều tra xã hội học theo SIPAS

- Tổng số lượng mẫu điều tra (trừ người dân và doanh nghiệp): Dự kiến 27.500 mẫu phiếu.

* Tổng số mẫu điều tra chung dự kiến: 50.155 mẫu phiếu.

* Tổng hợp phân tích xử lý dữ liệu kết quả điều tra xã hội học

(5) Tổng hợp, xử lý số liệu để xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2023.

(6) Tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của các bộ, các tỉnh.

(7) Họp Hội đồng thẩm định thống nhất kết quả xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của các bộ, các tỉnh.

(8) Công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của các bộ, các tỉnh.

Xem chi tiết tại Quyết định 757/QĐ-BNV có hiệu lực kể từ ngày 25/9/2023.

Lượt xem: 534
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 007478317
  •  Đang online: 355
  •  Trong tuần: 6.727
  •  Trong tháng: 176.655
  •  Trong năm: 2.601.888