Một số suy nghĩ đối với công tác Văn thư - Lưu trữ tại các Tổ chức Chính trị - Xã hội tỉnh Lâm Đồng In trang
02/07/2021 10:24 SA

       Công tác văn thư, lưu trữ tại các tổ chức Chính trị - Xã hội tỉnh Lâm Đồng những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt là từ khi Luật Lưu trữ được ban hành năm 2011 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2012. Từ đó đến nay, trên cơ sở Luật Lưu trữ và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh ủy, các đơn vị đã kịp thời triển khai, thực hiện đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý thống nhất công tác văn thư, lưu trữ tại địa phương. Sau 10 năm thực hiện Luật Lưu trữ, nhận thức của lãnh đạo và công chức, viên chức tại các tổ chức Chính trị - Xã hội tỉnh Lâm Đồng về vị trí, tầm quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ đã được nâng lên rõ rệt. Công tác văn thư ở Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội tỉnh cơ bản đáp ứng được yêu cầu hoạt động của đơn vị; văn bản đi, văn bản đến được quản lý chặt chẽ bằng phần mềm hoặc bằng sổ; mở sổ theo dõi văn bản mật, con dấu được quản lý an toàn và sử dụng đúng qui định; ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn thảo văn bản, ban hành và quản lý văn bản được thực hiện tốt tại các đơn vị. Công tác tổ chức, cán bộ làm công tác văn thư, lưu trữ tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh được kiện toàn, bố trí, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Một số đơn vị thực hiện tốt chế độ chính sách cho cán bộ làm công tác văn thư, lưu trữ theo qui định, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động văn thư, lưu trữ như trang bị máy vi tính, máy fax, máy photocoppy, máy scan; đặc biệt, nhiều cơ quan, đơn vị đã đầu tư xây dựng, bố trí kho lưu trữ của cơ quan như: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Lao động, Hội Cựu chiến binh tỉnh.
     Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác văn thư, lưu trữ tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh trong giai đoạn hiện tại cũng như trong những năm tiếp theo, thiết nghĩ các đơn vị cần tập trung làm tốt các vấn đề sau:
     - Các cơ quan cần bố trí công chức, viên chức có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ làm văn thư, lưu trữ. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ mang tính chuyên nghiệp, sử dụng lâu dài. 
     -  Các cơ quan, đơn vị cần đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị đầy đủ, hiện đại phục vụ công tác văn thư, lưu trữ nhằm cải thiện môi trường làm việc cho công chức, viên chức, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động về công tác văn thư, lưu trữ nói riêng và hoạt động quản lý, điều hành trong các cơ quan tổ chức chính trị của tỉnh nói chung.
     - Lãnh đạo các đơn vị chỉ đạo công chức, viên chức thực hiện nghiêm túc việc lập hồ sơ của các phòng, ban, cá nhân khi được giao chủ trì giải quyết công việc và nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ cơ quan theo qui định. Tiến hành thu thập tài liệu từ các phòng, ban chuyên môn vào lưu trữ cơ quan để chỉnh lý, bảo quản, phục vụ khai thác và chuẩn bị cho việc giao nộp vào lưu trữ lịch sử.

Nguyễn Thị Thanh Trà

Lượt xem: 2.349
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 007471396
  •  Đang online: 246
  •  Trong tuần: 246
  •  Trong tháng: 169.734
  •  Trong năm: 2.594.967