Đoàn ĐBQH Lâm Đồng góp ý Luật Điện ảnh, Luật Thi đua khen thưởng In trang
23/10/2021 03:52 CH

Sáng 23/10, Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc tại hội trường Ba Đình và nghe tờ trình về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi); báo cáo thẩm tra về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi); tờ trình về dự án Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi); báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi).

ĐBQH Trần Đình Văn góp ý Luật Thi đua khen thưởng
ĐBQH Trần Đình Văn góp ý Luật Thi đua khen thưởng

Tại điểm cầu Lâm Đồng, tham dự trực tuyến có đồng chí Trần Đình Văn – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH; đồng chí Nguyễn Tạo - Phó trưởng Đoàn ĐBQH; cùng các ĐBQH K’Nhiễu, Trịnh Thị Tú Anh.
 
Sau khi nghe các báo cáo, tờ trình dự thảo luật, các đại biểu cơ bản nhất trí, tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Điện ảnh nhằm thể chế hóa chủ trương, nghị quyết của Đảng; cụ thể hóa Hiến pháp 2013; khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Điện ảnh hiện hành, phù hợp với tình hình thực tiễn, thúc đẩy phát triển ngành điện ảnh. Sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua khen thưởng để thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác thi đua, khen thưởng; khắc phục những bất cập của các quy định hiện hành; bổ sung những vấn đề mới phát sinh phù hợp với thực tiễn về công tác thi đua, khen thưởng trong tình hình mới và bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật nhằm “đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế”.
 
Thảo luận góp ý tại tổ, Trưởng đoàn ĐBQH Lâm Đồng Trần Đình Văn góp ý: Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) được soạn thảo công phu, nghiêm túc, thể chế hóa khá tốt nhiều chính sách mới về phát triển ngành công nghiệp điện ảnh, sửa đổi, bổ sung quy định mới điều chỉnh hoạt động điện ảnh và quản lý hoạt động điện ảnh, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh một cách bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, cùng đóng góp xây dựng nền điện ảnh Việt Nam mang đậm bản sắc dân tộc, tiên tiến và hiện đại. Cần bổ sung định nghĩa ‘thị trường điện ảnh’ vào dự thảo luật vì thị trường vừa là điều kiện bắt buộc, vừa là nền tàng xây dựng nền công nghiệp điện ảnh. Thực tế hoạt động điện ảnh 10 năm qua, thị trường điện ảnh Việt Nam phát triển nhanh nhưng còn chưa lành mạnh. Cần có những quy định và chế tài để phát triển một thị trường cạnh tranh minh bạch, lành mạnh, bảo hộ doanh nghiệp nội bộ một cách công khai theo các cam kết quốc tế.

ĐBQH Trịnh Thị Tú Anh tham gia góp ý dự án Luật Điện ảnh
ĐBQH Trịnh Thị Tú Anh tham gia góp ý dự án Luật Điện ảnh

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh góp ý: Luật Điện ảnh cần có sự thống nhất về thuật ngữ với Luật Sở hữu trí tuệ, chẳng hạn như: Phát hành phim, phổ biến phim, phổ biến phim trên không gian mạng (Điều 3, Dự thảo luật Điện ảnh sửa đổi) và các điểm d, đ Khoản 1, Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ. Những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh (Điều 10) Phần lớn những nội dung quy định cấm trong điều này đã tương thích trong Luật Dân sự 2015, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2016, Luật An ninh mạng 2018, Luật Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, một tác phẩm điện ảnh chỉ thực sự hấp dẫn khi phản ánh sinh động hiện thực, giàu chi tiết… Những quy định khá mơ hồ như “tiết lộ bí mật đời tư cá nhân” hay “xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức”… là chiếc phanh vô hình kìm hãm sự sáng tạo. Theo đó, nên cấm (tuyệt đối) những hành vi vi phạm lợi ích công cộng, lợi ích toàn xã hội như tuyên truyền chống phá chế độ, chống phá nhà nước, tuyên truyền cổ vũ chiến tranh, bạo lực, đồi trụy, kỳ thị tôn giáo, sắc tộc, phản thuần phong mỹ tục dân tộc… Còn những nội dung “tiết lộ bí mật đời tư cá nhân hay xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức” nào đó sẽ bị cấm, xử phạt chỉ khi cá nhân, tổ chức có quyền lợi liên quan có khiếu nại, tố cáo, kiện ra toà… Dự thảo cần chú trọng việc phân loại điện ảnh và có hệ thống khái niệm pháp lý về từng loại sản phẩm điện ảnh. Chính sách điện ảnh, hoạt động điện ảnh, quản lý nhà nước về điện ảnh, sử dụng tác phẩm điện ảnh, hưởng thụ nghệ thuật điện ảnh…, tất cả đều cần gắn với quy định pháp lý về phân loại sản phẩm điện ảnh. Cần xác định thật rõ khái niệm của từng kiểu loại điện ảnh ngay trong Luật, theo các tiêu chí pháp lý rõ ràng, căn cứ vào đó chính sách khuyến khích hoặc không khuyến khích có thể tùy từng hoàn cảnh cụ thể để Nhà nước điều tiết theo quy định của Luật. phân loại phim trên đều cần thiết phải được ghi nhận rõ ràng trong Dự thảo Luật. Không nên ủy quyền lập pháp cho Chính phủ hoặc bộ quản lý nhà nước về văn hóa. Hệ thống phân loại phim được xác định rõ ràng trong Luật không chỉ giúp nhà quản lý xem xét mà quan trọng hơn, giúp nhà sản xuất, biên kịch, đạo diễn, diễn viên và những người tham gia xác định rõ đối tượng mà tác phẩm hướng đến, định hướng cho việc chỉnh sửa, biên tập tác phẩm sao cho phù hợp từng loại phim, chủ động tự điều chỉnh trước khi bị động, bị kiểm duyệt, đánh giá, thẩm định.

ĐBQH Nguyễn Tạo tham gia góp ý sửa đổi, bổ sung dự án Luật Điện ảnh
ĐBQH Nguyễn Tạo tham gia góp ý sửa đổi, bổ sung dự án Luật Điện ảnh

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh góp ý: Luật Điện ảnh cần có sự thống nhất về thuật ngữ với Luật Sở hữu trí tuệ, chẳng hạn như: Phát hành phim, phổ biến phim, phổ biến phim trên không gian mạng (Điều 3, Dự thảo luật Điện ảnh sửa đổi) và các điểm d, đ Khoản 1, Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ. Những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh (Điều 10) Phần lớn những nội dung quy định cấm trong điều này đã tương thích trong Luật Dân sự 2015, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2016, Luật An ninh mạng 2018, Luật Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, một tác phẩm điện ảnh chỉ thực sự hấp dẫn khi phản ánh sinh động hiện thực, giàu chi tiết… Những quy định khá mơ hồ như “tiết lộ bí mật đời tư cá nhân” hay “xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức”… là chiếc phanh vô hình kìm hãm sự sáng tạo. Theo đó, nên cấm (tuyệt đối) những hành vi vi phạm lợi ích công cộng, lợi ích toàn xã hội như tuyên truyền chống phá chế độ, chống phá nhà nước, tuyên truyền cổ vũ chiến tranh, bạo lực, đồi trụy, kỳ thị tôn giáo, sắc tộc, phản thuần phong mỹ tục dân tộc… Còn những nội dung “tiết lộ bí mật đời tư cá nhân hay xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức” nào đó sẽ bị cấm, xử phạt chỉ khi cá nhân, tổ chức có quyền lợi liên quan có khiếu nại, tố cáo, kiện ra toà… Dự thảo cần chú trọng việc phân loại điện ảnh và có hệ thống khái niệm pháp lý về từng loại sản phẩm điện ảnh. Chính sách điện ảnh, hoạt động điện ảnh, quản lý nhà nước về điện ảnh, sử dụng tác phẩm điện ảnh, hưởng thụ nghệ thuật điện ảnh…, tất cả đều cần gắn với quy định pháp lý về phân loại sản phẩm điện ảnh. Cần xác định thật rõ khái niệm của từng kiểu loại điện ảnh ngay trong Luật, theo các tiêu chí pháp lý rõ ràng, căn cứ vào đó chính sách khuyến khích hoặc không khuyến khích có thể tùy từng hoàn cảnh cụ thể để Nhà nước điều tiết theo quy định của Luật. phân loại phim trên đều cần thiết phải được ghi nhận rõ ràng trong Dự thảo Luật. Không nên ủy quyền lập pháp cho Chính phủ hoặc bộ quản lý nhà nước về văn hóa. Hệ thống phân loại phim được xác định rõ ràng trong Luật không chỉ giúp nhà quản lý xem xét mà quan trọng hơn, giúp nhà sản xuất, biên kịch, đạo diễn, diễn viên và những người tham gia xác định rõ đối tượng mà tác phẩm hướng đến, định hướng cho việc chỉnh sửa, biên tập tác phẩm sao cho phù hợp từng loại phim, chủ động tự điều chỉnh trước khi bị động, bị kiểm dLiên quan đến Luật Điện ảnh, đại biểu Nguyễn Tạo góp ý: Về sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước, Khoản 2 Điều 15 dự thảo Luật mới chỉ liệt kê các cơ quan là: “Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” là chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước. Như vậy, còn thiếu các cơ quan Trung ương khác như Quốc hội, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao... Việc liệt kê cũng mang tính dàn trải, đề nghị nên quy định lại thành: “Chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước là các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh trở lên và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương”. Đại biểu bày tỏ quan điểm thống nhất lựa chọn  phương án 2: Giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng (đối với phim có nội dung, đề tài phục vụ nhiệm vụ chính trị) hoặc đấu thầu (đối với phim có các nội dung khác), vì dễ quản lý và rõ ràng cụ thể trong thực hiện nhiệm vụ. Đấu thầu là một hình thức lựa chọn nhà sản xuất có tính minh bạch và công bằng cao, làm giảm tình trạng độc quyền là nguyên nhân gây ra trì trệ và kém sáng tạo, tạo cơ hội cho các nhà sản xuất phim nhà nước cũng như tư nhân cùng tham gia, qua đó nâng cao tính cạnh tranh, bản thân các nhà thầu cũng phải cân nhắc tối đa hóa chất lượng và tối thiểu hóa chi phí. Nhờ đó, ngân sách nhà nước có thể được tiết kiệm và vẫn có được sản phẩm phim chất lượng nhất.
 
Liên quan Luật Thi đua khen thưởng, ĐBQH Trần Đình Văn thống nhất cao dự án Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi). Để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; tiếp tục thực hiện những điểm mới của Hiến pháp năm 2013, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, do vậy, việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện Luật Thi đua khen thưởng là sự cần thiết đáp ứng yêu cầu thực tiễn của xã hội và nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý của Nhà nước. Sau khi nghiên cứu Dự thảo Luật, về bố cục: Dự thảo Luật gồm có 8 chương, 98 điều được điều chỉnh tách gộp 24 điều; bổ sung thêm 8 điều mới; trong đó, có những quy định về danh hiệu mới hoàn toàn như: Tiêu chuẩn danh hiệu “xã tiêu biểu”, “phường, thị trấn tiêu biểu” (Điều 26) và quy định về hình thức khen thưởng “huy chương Thanh niên xung phong vũ trang” (Điều 55) và Quy định về trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Điều 96). 
 
Nhìn chung, Dự thảo Luật Thi đua khen thưởng bổ sung lần này, ban soạn thảo đã biên soạn công phu, cụ thể và khoa học. Tuy nhiên, cũng còn một số quy định cần hoàn thiện. Đoàn ĐBQH Lâm Đồng góp ý như sau: Trong 98 điều của Dự thảo đã có 31 điều quy định Chính phủ quy định chi tiết thì quá nhiều. Những nội dung quy định chi tiết thuộc các nội dung quy định về trình tự thủ tục khen thưởng, các quy định xét tặng các danh hiệu nhà nước và các hình thức khen thưởng khác… nên chăng đưa vào luật quy định cụ thể để dễ theo dõi vận dụng. Đặc biệt, cần có quy định về hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của các tập đoàn kinh tế cho phù hợp với quy mô và vai trò của loại hình tổ chức kinh tế này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cần bám sát quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật, quy phạm  pháp luật “cán bộ quản lý” tại các điều 62, 63 không phù hợp với quy định về đối tượng “cán bộ” của Luật Cán bộ, công chức; đề nghị đổi “cán bộ quản lý”  thành “Người người lãnh đạo, quản lý hoặc làm nghiệp vụ”. Cần đảm bảo sự thống nhất trong tất cả các điều: Khen thưởng là sự ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng của tập thể, cá nhân, gia đình của cấp có thẩm quyền được quy định bằng động từ trang trọng “tặng” hoặc “truy tặng”; nhưng tại một số điều quy định tiêu chuẩn tặng Huân chương Độc lập, Lao động cho đối tượng tập thể và Điều 78 lại quy định “công nhận” thay “tặng”. Về đối tượng khen thưởng, tại một số điều chỉ quy định “tập thể, cá nhân”; thiếu đối tượng “gia đình”.
 
Các ý kiến góp xây dựng Luật của các ĐBQH Đoàn Lâm Đồng sẽ được tổng hợp gửi ban soạn thảo Luật của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội để tiếp thu, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
 
Chiều nay, Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc, nghe các báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2021; báo cáo công tác năm 2021 của Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao; báo cáo công tác năm 2021 của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao; báo cáo về công tác thi hành án năm 2021; báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021; tờ trình dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến; nghe các báo cáo thẩm tra về các nội dung trên. Tiếp đó, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Tổng Thanh tra Chính phủ giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.uyệt, đánh giá, thẩm định.

NGUYỆT THU

Nguồn: Báo Lâm Đồng online

Lượt xem: 1.930
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 007471199
  •  Đang online: 173
  •  Trong tuần: 173
  •  Trong tháng: 169.537
  •  Trong năm: 2.594.770