Bãi bỏ toàn bộ 10 Nghị định từ ngày 20/8/2024 In trang
22/08/2024 03:42 CH

Ngày 20/8/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 107/2024/NĐ-CP bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.

Bãi bỏ toàn bộ 10 văn bản quy phạm pháp luật

- Nghị định 78-CP năm 1997 quy định quân hiệu, cấp hiệu, lễ phục, quân kỳ, phù hiệu kiểm soát, biển công tác, cờ hiệu, giấy chứng minh của Bộ đội biên phòng;

- Nghị định 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đền bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản;

- Nghị định 04/2003/NĐ-CP quy định về khen thưởng đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có thành tích trong phòng, chống ma tuý;

- Nghị định 18/2005/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ;

- Nghị định 120/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh niên;

- Nghị định 30/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập;

- Nghị định 01/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương;

- Nghị định 16/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập;

- Nghị định 78/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 120/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật thanh niên;

- Nghị định 161/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Nghị định 107/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/8/2024.

Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Theo Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải tuân thủ nguyên tắc sau:

- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.

- Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.

- Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.

- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Lượt xem: 313
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 007468011
  •  Đang online: 286
  •  Trong tuần: 286
  •  Trong tháng: 166.349
  •  Trong năm: 2.591.582